THAN ĐÁ, THAN MIỀN TRUNG, THAN KHOÁNG SẢN MIỀN TRUNG, Công ty Than Miền Trung được thành lập năm 1976 trực thuộc Tổng Công ty cung ứng than Việt Nam, làm nhiệm vụ cung ứng than theo kế hoạch của Nhà nước cho nhu cầu sản xuất và đời sống tại khu vực miền Trung
Toggle navigation
TRANG CHỦ
GIỚI THIỆU
Lịch sử công ty
Giới thiệu chung
Ban lãnh đạo
Sơ đồ tổ chức
Điều lệ hoạt động
Danh bạ công ty
Các công ty đang nắm quyền với VCZC
Chính sách cổ tức
Chứng khoán ngày đăng ký giao dịch
Văn bản nội bộ
Sản xuất kinh doanh
SẢN PHẨM
QUAN HỆ CỔ ĐÔNG
Công bố thông tin
Báo cáo tài chính
Báo cáo thường niên
2010
2011
2012
2013
2014
2015
TIN TỨC
Tin tức doanh nghiệp
Tin tức tập đoàn
Tin tức khác
ĐƠN VỊ THÀNH VIÊN
Xí Nghiệp Than Huế
Xí Nghiệp Than Đông Hà
Xí Nghiệp Than Quy Nhơn
Xí Nghiệp Than Nam Ngãi
Xí Nghiệp Than Chu Lai
Xí Nghiệp Than Quảng Bình
Xí Nghiệp Than Đà Nẵng
Xí Nghiệp Than Nha Trang
Xí Nghiệp Than Cam Ranh
HÌNH ẢNH
LIÊN HỆ
CÔNG TY CỔ PHẦN THAN MIỀN TRUNG
QUAN HỆ CỔ ĐÔNG
Báo cáo thường niên năm 2014
23/05/2016
TẬP ĐOÀN CÔNG NGHIỆP THAN - KHOÁNG SẢN VIỆT NAM
CÔNG TY CỔ PHẦN THAN MIỀN TRUNG - VINACOMIN
775 Nguyễn Hữu Thọ, Quận Cẩm Lệ, Thành phố Đà Nẵng
Tel: 0511. 3797789 Fax: 0511. 3697790 Website:
www.thanmientrung.vn
BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN
NĂM 2014
I.
THÔNG TIN CHUNG.
1-Thông tin khái quát
Tên công ty :
CÔNG TY CỔ PHẦN THAN MIỀN TRUNG - VINACOMIN
Tên tiếng Anh : VINACOMIN-CENTRAL ZONE COAL JOINT STOCK COMPANY
Số Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh: 0400458027
Vốn đầu tư của chủ sở hữu: 26.679.000.000 đồng
Mã chứng khoán : CZC
Trụ sở chính : 775 Nguyễn Hữu Thọ, Quận Cẩm Lệ, Thành phố Đà Nẵng
Điện thoại : 0511. 3797789 Fax : 0511. 3697790
Website :
www.thanmientrung.vn
Email :
congtythanmientrung@gmail.com
ctythanmientrung@vnn.vn
2. Quá trình hình thành và phát triển.
a) Quá trình hình thành và phát triển.
Công ty cổ phần Than Miền Trung-Vinacomin có tiền thân là Công ty Than Miền Trung.
Công ty Than Miền Trung được thành lập năm 1976 trực thuộc Tổng Công ty cung ứng than Việt Nam, làm nhiệm vụ cung ứng than theo kế hoạch của Nhà nước cho nhu cầu sản xuất và đời sống tại khu vực miền Trung, Tây Nguyên. Trong quá trình phát triển, Công ty đã nhiều lần sắp xếp lại tổ chức và đổi tên. Đến năm 1995, khi Chính Phủ tổ chức lại ngành Than, thì các công ty đã tách ra trước đây cùng sát nhập lại thành tên mới là Công ty Chế biến và Kinh doanh Than Miền Trung trực thuộc Tổng Công ty Than Việt Nam. Năm 1997, Công ty đổi tên thành Công ty Than Miền Trung.
Thực hiện chính sách của Nhà nước về cổ phần hoá doanh nghiệp và Quyết định số 222/2003/QĐ-BCN ngày 17/12/2003 của Bộ trưởng Bộ Công nghiệp, ngày 26/12/2003, các cổ đông sáng lập đã tiến hành Đại hội cổ đông, thành lập CÔNG TY CỔ PHẦN THAN MIỀN TRUNG. Năm 2007, Công ty mang tên thành CÔNG TY CỔ PHẦN THAN MIỀN TRUNG - TKV. Năm 2011, Công ty đổi tên thành CÔNG TY CỔ PHẦN THAN MIỀN TRUNG - VINACOMIN.
Thời điểm niêm yết/Đăng ký giao dịch: ngày 05 tháng 4 năm 2011.
b) Công ty là công ty con của Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam, do Tập đoàn chi phối thông qua tỷ lệ nắm giữ cổ phần chi phối tại Công ty và thương hiệu của Tập đoàn.
3.
Ngành nghề kinh doanh.
a) Ngành nghề kinh doanh (chiếm trên 10% doanh thu trong hai năm gần nhất)
Chế biến, kinh doanh than;
b) Địa bàn kinh doanh:
Công ty cổ phần Than Miền Trung - VINACOMIN do tình hình suy thoái kinh tế, thị trường tiêu thụ giảm và thiếu ổn định hơn trước, tổng giá trị sản phẩm được mua từ các đơn vị trong Tập đoàn Than- Khoáng sản Việt Nam và 100% tổng giá trị sản phẩm tiêu thụ tại địa bàn các tỉnh miền Trung-Tây Nguyên. Công ty đã đầu tư xây dựng và phát triển 6 Xí nghiệp, Chi nhánh trải dài khắp các tỉnh thành khu vực miền Trung. Công ty cũng thành lập các Trạm, các Cửa hàng thuộc các Xí nghiệp để thực hiện nhiệm vụ nhập hàng, chế biến và trực tiếp tiêu thụ theo kế hoạch.
4. Thông tin về mô hình quản trị, tổ chức kinh doanh, bộ máy quản lý.
Đại hội đồng cổ đông
Đại hội đồng cổ đông gồm tất cả cổ đông có quyền biểu quyết, là cơ quan quyết định cao nhất của Công ty Cổ phần. ĐHĐCĐ họp thường niên hoặc bất thường, tổ chức ít nhất mỗi năm một lần, quyết định chiến lược phát triển của Công ty, kế hoạch sản xuất kinh doanh hàng năm, thông qua nghị quyết các vấn đề như bổ sung và sửa đổi Điều lệ, loại cổ phần và số lượng cổ phần phát hành, mức cổ tức chi trả cho cổ đông hàng năm, thù lao cho các thành viên Hội đồng quản trị và Ban kiểm soát,... Đại hội đồng cổ đông có quyền bầu, bãi nhiệm thay thế thành viên Hội đồng quản trị và Ban kiểm soát.
Hội đồng quản trị
Là cơ quan quản lý Công ty do Đại hội đồng cổ đông bầu ra, có toàn quyền nhân danh Công ty để quyết định mọi vấn đề quan trọng liên quan đến mục đích, quyền lợi của Công ty, trừ những vấn đề thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng Cổ đông. Hội đồng quản
trị có quyền và nghĩa vụ giám sát Giám đốc và những người quản lý khác trong Công ty. Quyền và nghĩa vụ của Hội đồng quản trị do pháp luật và Điều lệ Công ty, các Quy chế nội bộ của Công ty và Nghị quyết Đại hội đồng cổ đông quy định, cụ thể có quyền quyết định, chỉ đạo thực hiện kế hoạch phát triển sản xuất kinh doanh và ngân sách hàng năm, xác định các mục tiêu hoạt động và mục tiêu chiến lược trên cơ sở Đại hội đồng cổ đông thông qua, đề xuất mức chi trả cổ tức hàng năm. Hội đồng quản trị có quyền bổ nhiệm và bãi nhiệm Giám đốc điều hành và các cán bộ quản lý khác.
Sơ đồ tổ chức Công ty cổ phần Than Miền Trung -
VINACOMIN
:
Ban Kiểm soát
Do Đại hội đồng cổ đông bầu ra, có trách nhiệm kiểm tra, kiểm soát các báo cáo tài chính hàng năm, 6 tháng, hàng quý, các vấn đề kiểm toán và các vấn đề liên quan đến hoạt động của Công ty, bảo vệ quyền lợi cổ đông theo luật pháp và Điều lệ Công ty. Ban Kiểm soát hoạt động độc lập với Hội đồng quản trị và Ban giám đốc.
Ban giám đốc
Điều hành toàn bộ các hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty, chịu trách nhiệm trước Đại hội đồng cổ đông, HĐQT và pháp luật về kết quả hoạt động của mình. Xác định cơ cấu tổ chức, trách nhiệm và quyền hạn của các đơn vị trực thuộc, các cấp quản lý trong Công ty. Xây dựng kế hoạch sản xuất dài hạn và hàng năm, các phương án kinh doanh, các dự án đầu tư mới, các phương án liên doanh, liên kết trình Hội đồng quản trị và Đại hội đồng cổ đông phê duyệt.
Phòng Tổ chức - Hành chính
- Tham mưu cho Hội đồng quản trị, ban giám đốc về các lĩnh vực: Tổ chức cán bộ, lao động tiền lương, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, thanh tra, kiểm tra và giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo, công tác pháp chế, quản trị hành chính, thi đua khen thưởng, kỷ luật.
- Xây dựng quy hoạch cán bộ, tổ chức thực hiện kế hoạch tuyển dụng, đào tạo, đào tạo lại, bồi dưỡng thi tay nghề nâng bậc.
- Xây dựng kế hoạch lao động, tiền lương hàng năm, thực hiện các chế độ, chính sách theo quy định của Nhà nước. Tổ chức quản lý tốt lực lượng lao động toàn Công ty.
- Phối hợp với Công đoàn phát động phong trào thi đua, tổng kết khen thưởng kịp thời, chính xác, tham mưu xử lý các vụ việc vi phạm kỷ luật theo quy định hiện hành
- Thực hiện công tác văn thư lưu trữ đúng quy định, quản lý tốt kho lưu trữ tài liệu.
- Hàng năm xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện kế hoạch chi phí hành chính của văn phòng Công ty, xây dựng văn hoá trong doanh nghiệp, trong hội họp, tiếp khách.
Phòng Kế hoạch - Kỹ thuật
- Tham mưu cho Hội đồng quản trị, ban giám đốc về các lĩnh vực: Công tác kế hoạch, công tác thu mua, vận tải, phân phối hàng hoá; công tác chế biến, tiêu thụ than; công tác đầu tư, xây dựng cơ bản; công tác an toàn, môi trường; công tác thống kê.
- Lập kế hoạch sản xuất kinh doanh hàng kỳ, hàng năm.
- Nghiên cứu, xây dựng các dự án đầu tư, phát triển; nghiên cứu, quản lý, sử dụng có hiệu quả tối đa nguồn lực cơ sở vật chất trang thiết bị hiện có của Công ty.
- Xây dựng các định mức kinh tế, kỹ thuật, định mức tiêu hao nguyên vật liệu, định mức sửa chữa, bảo dưỡng thiết bị, dự trữ nguyên nhiên vật liệu.
Phòng Tài chính - Kế toán
- Tham mưu cho Hội đồng quản trị, ban giám đốc trong lĩnh vực kế toán và tài chính. Thực hiện các chế độ về kế toán, tài chính doanh nghiệp theo pháp luật quy định
.
- Theo dõi ghi chép, thống kê, cập nhật hoá đơn, chứng từ để hạch toán kế toán.
- Định kỳ tổng hợp và phân tích tình hình hoạt động kinh tế của Công ty báo cáo Hội đồng quản trị, ban giám đốc.
- Theo dõi, phản ánh chính xác, kịp thời, liên tục có hệ thống tình hình tiền vốn, chi phí sản xuất, kết quả lỗ lãi, các khoản thanh toán, nộp ngân sách.
- Thông qua kết quả thực hiện kế hoạch tài chính hàng năm, xây dựng kế hoạch tài chính, vốn, phí,... đảm bảo sử dụng vốn hợp lý, tiết kiệm nhằm tăng lãi.
- Tiến hành tự kiểm tra định kỳ công tác Tài chính - Kế toán ở các đơn vị trực thuộc.
Các xí nghiệp than trực thuộc
Công ty cổ phần Than Miền Trung có 6 đơn vị trực thuộc. Các đơn vị có tư cách pháp nhân không đầy đủ, hạch toán phụ thuộc và hoạt động theo phân cấp ủy quyền. Bao gồm:
-
Xí nghiệp than Quảng Bình
Địa chỉ: 40 Lê Quý Đôn, TP Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình
Điện thoại: 052. 3840 944 Fax: 052. 3828 062
-
Xí nghiệp than Huế
Địa chỉ: TT Thuận An, Huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên - Huế
Điện thoại: 054. 3866 034 Fax: 054. 3956 114
-
Xí nghiệp than Đà Nẵng
Địa chỉ: Phường Hoà Hải, quận Ngũ Hành Sơn, Tp. Đà Nẵng
Điện thoại: 0511. 3968 883 Fax: 0511. 3969 388
-
Xí nghiệp than Nam Ngãi
Địa chỉ: Xã Điện Thắng Nam, huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam
Điện thoại: 0510. 3869 603 Fax: 0510. 3769 113
-
Xí nghiệp than Quy Nhơn
Địa chỉ: Thôn Phú Mỹ 1, Xã Phước Lộc, Huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định
Điện thoại: 056.3832 097 Fax: 056. 3832 089
-
Xí nghiệp than Nha Trang
Địa chỉ: 119. Lý Nam Đế, Tp. Nha Trang, tỉnh Khánh Hoà
Điện thoại: 058. 3881 058 Fax: 058. 3882 418
Công ty cũng thành lập các trạm, các cửa hàng thuộc các xí nghiệp để thực hiện nhiệm vụ nhập hàng, chế biến và trực tiếp tiêu thụ theo kế hoạch của các xí nghiệp.
Nhiệm vụ của các Xí nghiệp:
- Thực hiện nhiệm vụ thu mua, chế biến và bán than cho các đơn vị sản xuất công nghiệp có nhu cầu nhiên liệu than, phục vụ nhu cầu chất đốt sinh hoạt cho nhân dân và làm dịch vụ giao nhận than các các hộ lớn theo địa bàn được phân công.
- Quản lý cơ sở vật chất, các chi phí định mức của đơn vị.
- Quản lý chất lượng sản phẩm.
- Quản lý các trạm, các cửa hàng trực thuộc xí nghiệp.
5. Định hướng phát triển.
Phấn đấu phát triển bền vững; nâng cao hiệu quả kinh doanh; đáp ứng đầy đủ nhu cầu ngày càng tăng thêm của khách hàng; phát triển toàn diện về người lao động.
b. Chiến lược phát triển trung và dài hạn:
Năm 2014, Công ty điều chỉnh chiến lược phát triển, ưu tiên phát triển theo chiều sâu. Đối với hoạt động kinh doanh chính là chế biến, kinh doanh than. Công ty chú trọng đầu tư tăng năng lực sản xuất, đầu tư xây dựng các kho than phục vụ công tác kinh doanh và chế biến, nâng cấp than. Ổn định tốc độ tăng trưởng doanh thu, giá trị sản xuất và lợi nhuận hàng năm.
Công ty tiếp tục đầu tư cho nguồn nhân lực, coi đây là nhân tố quyết định cho sự thành công của doanh nghiệp, trong đó, nâng cao chất lượng tuyển dụng, thực hiện công tác quy hoạch- đào tạo, xây dựng một đội ngũ lao động làm việc chuyên nghiệp, có kỷ luật cao đi đôi với việc giải quyết tốt chế độ cho người lao động để người lao động an tâm, gắn bó với doanh nghiệp.
- Trong năm tiếp theo, Công ty thực hiện di dời xong các Kho than đến các địa điểm mới theo quy hoạch của các Địa phương xây dựng các nhà tiền chế để chứa than và chế biến than, hạn chế đến mức thấp nhất sản lượng than để ngoài trời. Bê tông hóa nền kho, đường vào kho. Sử dụng tối đa diện tích trồng cây xanh theo thiết kế, vv...
- Trang bị các máy móc thiết bị tiên tiến nhằm giải phóng sức người, đồng thời bảo đảm cho người lao động làm việc tron môi trường có tiếng ồn, độ rung, nhiệt độ, vv ở mức thấp nhất.
- Tạo việc làm cho lao động ở địa phương, tham gia đóng góp vào sự phát triển và an sinh của cộng đồng dân cư nơi các Chi nhánh đóng chân.
6. Các rủi ro.
Công ty Cổ phần Than Miền Trung là công ty con của Tập đoàn Công nghiệp Than -Khoáng sản Việt Nam, hoạt động theo luật doanh nghiệp với các lĩnh vực kinh doanh chính là chế biến, kinh doanh than tại khu vực miền Trung, Tây Nguyên. Do đặc thù của ngành nghề và phạm vi hoạt động nên hoạt động kinh doanh của Công ty chịu ảnh hưởng của các rủi ro sau:
a) Rủi ro về kinh tế là những thay đổi nội tại của nền kinh tế cùng với sự thay đổi chính sách tài chính và tiền tệ làm ảnh hưởng trực tiếp đến tình hình hoạt động của Công ty.
Ngành than đóng vai trò là ngành kinh tế trọng điểm cung cấp nhiên liệu hoạt động cho hầu hết các ngành khác. Vì vậy, những biến động của kinh tế của thế giới, quốc gia hay thay đổi về chiến lược phát triển kinh tế của vùng, địa phương đều có ảnh hưởng đến ngành than, trực tiếp hoặc gián tiếp thông qua các ngành vốn là khách hàng tiêu thụ của ngành than. Khi nền kinh tế phát triển, nhu cầu sản phẩm của các ngành vốn là khách hàng của ngành than tăng trưởng nhanh chóng nên nhu cầu than và các sản phẩm công nghiệp than tăng lên tương ứng. Ngược lại, khi nền kinh tế lâm vào khủng hoảng, mức cầu của ngành than giảm sút nên doanh thu và lợi nhuận của Công ty sẽ bị giảm sút t ương ứng.
Tuy nhiên, trong thời gian qua, nhu cầu về than trên thị trường trong nước và quốc tế đang rất lớn, và được sự ưu đãi về thuế và các chính sách của chính phủ nên hoạt động của ngành than đang có nhiều khởi sắc, thị trường than đang dần ổn định.
b) Rủi ro về luật pháp là những thay đổi trong hệ thống các văn bản luật trực tiếp hoặc gián tiếp điều chỉnh hoạt động của Công ty.
Để tăng cường hiệu quả quản lý cũng như tạo hành lang pháp lý cho các doanh nghiệp tăng trưởng và phát triển, Nhà nước đã thực hiện ban hành một loạt các hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật nhằm điều chỉnh hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp, phù hợp với nhu cầu phát triển của xã hội.
Hoạt động của Công ty cổ phần Than Miền Trung chịu ảnh hưởng của Luật doanh nghiệp, các văn bản pháp luật về chứng khoán và thị trường chứng khoán sau khi công ty đăng ký giao dịch trên Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội. Luật và các văn bản dưới luật trong lĩnh vực chứng khoán đang trong quá trình hoàn thiện, sự thay đổi về mặt chính sách luôn có thể xảy ra, ảnh hưởng đến hoạt động quản trị và kinh doanh của doanh nghiệp.
Công ty cổ phần Than Miền Trung thực hiện sản xuất và kinh doanh than nên sẽ chịu tác động gián tiếp từ Luật khoáng sản về khai thác than. Bất kỳ một sự thay đổi nào các văn bản pháp luật, các quy định chính sách của Luật khoáng sản cũng sẽ ảnh hưởng đến tình hình hoạt động của Công ty.
c) Rủi ro về chính sách
Công ty Cổ phần Than Miền Trung là công ty con của Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam nên kế hoạch sản lượng, doanh thu phải được Tập đoàn thông qua từng năm. Bên cạnh đấy, thị trường tiêu thụ của Công ty được phân công trên nguyên tắc quyết định tiêu thụ và quản lý nguồn hàng của Tập đoàn. Do đó, các chính sách kinh doanh và định hướng chiến lược phát triển chung của Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam sẽ tạo thuận lợi hoặc gây khó khăn đối với sự phát triển của Công ty.
Hiện nay, nhu cầu tiêu thụ than trong nước là rất lớn, cộng với chiến lược an ninh năng lượng quốc gia nên chính sách của Chính phủ và Tập đoàn sẽ ưu tiên tiêu thụ than trong nước, giảm dần xuất khẩu. Và dự báo những năm đến, Việt Nam sẽ bắt đầu phải nhập khẩu than. Hiện tại, giá bán than nội địa của Việt Nam thấp hơn nhiều so với giá than quốc tế. Với sự thay đổi về nhu cầu than và chính sách năng lượng, chắc chắn giá than có nhiều biến động.
Giá than bán cho các hộ tiêu thụ lớn trong nước khác như xi măng, giấy, phân bón đã được điều chỉnh theo giá thị trường đảm bảo không thấp hơn giá xuất khẩu. Những yếu tố này sẽ có tác động tích cực đến lợi nhuận của Công ty trong tương lai.
Rủi ro về môi trường tự nhiên
Ngành công nghiệp than phụ thuộc rất nhiều vào các yếu tố về môi trường tự nhiên. Bất kỳ một sự biến động nào của môi trường tự nhiên cũng đều tác động đến chất lượng sản phẩm than như: sự biến động về địa chất, quy hoạch khai thác vùng chưa ổn định...Chất lượng than ngày càng giảm là yếu tố tác động tiêu cực đến hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh ngiệp ngành than.
Than là nguồn khoáng sản tự nhiên và không thể tái sinh. Việt Nam với công nghệ khai thác còn sơ khai cộng thêm việc khai thác bừa bãi đã làm cho trữ lượng than ngày càng giảm sút đáng kể, tốc độ khai khác nhanh hơn tốc độ thăm dò. Việt Nam sẽ phải nhập khẩu than trong tương lai gần nếu không có kế hoạch khai thác và quản lý nguồn than hợp lý.
e) Rủi ro cạnh tranh
Những năm trước đây các công ty hoạt động trong ngành than đều chịu sự quản lý và điều tiết của Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam nên hầu hết hạn chế sự cạnh tranh về sản phẩm và thị trường giữa các công ty than trong nước. Hiện tại, trong lĩnh vực chế biến và kinh doanh than có các công ty tham gia: Công ty CP Than Miền Bắc , công ty CP Than Miền Nam và công ty CP than Miền Trung, các Công ty CP Dịch vụ & Thương Mại. Hiện nay Tổng công ty Đông Bắc tách ra khỏi sự quản lý của Tập đoàn trực thuộc Bộ Quốc phòng cũng là một trở lực lớn cho Công ty hiện nay phân vùng tiêu thụ sản phẩm của Công ty CP Than Miền Trung là các tỉnh miền Trung từ Quảng Bình đến Bình Thuận và các tỉnh Tây Nguyên, nhưng Tập đoàn cũng phân chia lại thi trường Miền Trung- Tây Nguyên cho các công ty nêu trên .
Tuy nhiên, các công ty than trong nước phải đối mặt với tình trạng khai thác, vận chuyển và buôn bán than lậu từ các doanh nghiệp hay hộ cá thể. Than được ví như vàng đen nên những khoản siêu lợi nhuận từ hoạt động khai thác, buôn bán, xuất khẩu than trái phép đã làm mờ mắt nhiều người. Với hoạt động sản xuất kinh doanh trái phép, tránh thuế, bất chấp hủy hoại môi trường và tính mạng con người nên nguồn than lậu có giá bán rẻ hơn nhiều so với giá bán của các công ty than hoạt động hợp pháp. Điều này đã đặt ra tình trạng tiến thoái lưỡng nan cho các công ty than. Nếu giảm giá bán để cạnh tranh với giá than lậu thì doanh thu của các công ty than không đủ bù đắp chi phí, mà giữ nguyên giá thì hàng tồn kho sẽ tăng cao. Đứng riêng góc độ mỗi công ty không thể nào hạn chế được tình trạng này mà đòi hỏi phải có sự hợp tác quản lý chặt chẽ của cả Tập đoàn, chính quyền địa phương và các lực lượng chức năng.
Bên cạnh đấy, áp lực cạnh tranh từ sản phẩm thay thế đã, đang và sẽ tác động đến hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp ngành than. Với mục đích sử dụng là tạo ra năng lượng nhiệt, do vậy hiện nay có rất nhiều sản phẩm có thể thay thế được cho than như dầu khí, điện, gỗ, năng lượng mặt trời, và đặc biệt là năng lượng nguyên tử. Do đó nếu giá than quá cao nhiều doanh nghiệp cũng sẽ chuyển sang dùng nguồn năng lượng khác vì thế cạnh tranh với các sản phẩm năng lượng thay thế là rất cao.
f) Rủi ro khác.
Hoạt động ngành than chịu sự tác động rất lớn về điều kiện tự nhiên. Nước ta nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới nên lượng mưa hàng năm rất lớn, mưa lớn tràn qua các tầng khai thác trên cao cuốn theo bùn đất, than xuống đáy mỏ. Điều này gây khó khăn cho hoạt động khai thác than và giảm chất lượng than cung cấp. Hoạt động kinh doanh của Công ty chịu ảnh hưởng của nguồn nguyên liệu than đầu vào, cho nên sự thay đổi điều kiện tự nhiên dẫn đến sự biến động doanh thu, lợi nhuận của Công ty theo mùa.
II.
TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG TRONG NĂM.
1.
Những nét nổi bật của kết quả hoạt động trong năm 2014
Để thực hiện nhiệm vụ do Đại hội đồng cổ đông thông qua năm 2014, Giám đốc Công ty đã điều hành hoạt động kinh doanh một cách linh hoạt bằng nhiều biện pháp hiệu quả liên quan đến thị trường, đầu tư, lao động, tài chính, quản trị tốt chi phí... nhằm ứng phó với tình hình suy thoái kinh tế hiện nay, tìm mọi biện pháp để giữ ổn định hoạt động kinh doanh trong giai đoạn khó khăn, đảm bảo quyền lợi của cổ đông, thu nhập của người lao động và thực hiện nghĩa vụ với Nhà nước.
a. Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty năm 2014.
Những khó khăn về tài chính của khách hàng đã ít nhièu tác động đến hoạt động kinh doanh của Công ty; nhiều khách hàng khó khăn trong thanh toán, một số khác sản xuất cầm chừng, vv.... Phía Công ty đã thực hiện nhiều biện pháp tiết kiệm chi phí, thực hiện khoán vốn lưu động, quản lý lưu chuyển tiền tệ, vv... Song song với biến pháp tài chính, Công ty tiếp tục thực hiện các biện pháp về tiêu thụ, như nâng cao chất lượng hàng hoá, chất lượng dịch vụ chăm sóc nhằm đáp ứng đầy đủ nhu cầu ngày càng cao của khách hàng.
Thị phần của Công ty hiện nay phát triển chậm, năng lực cạnh tranh chưa được nâng lên rõ rệt. Mặc dù chất lượng đội ngũ cán bộ, nhân viên của Công ty ngày càng được hoàn thiện; hệ thống kho bãi, cơ sở vật chất- kỹ thuật, khả năng tài chính đủ để phát triển và nâng cao chất lượng kinh doanh trong những năm tiếp theo.
Tình hình tài chính minh bạch. Công ty thực hiện tốt công tác quản lý chi phí trên cơ sở tiết kiệm và đúng chế độ tài chính, quản lý chặt chẽ các định mức kinh tế, kỹ thuật, khoán vốn lưu động, thực hiện luân chuyển tiền tệ để hạn chế vay vốn ngân hàng và trong thời gian ngắn nhất. Nợ quá hạn có tiềm ẩn rủi ro cao, các khoản phải thu được quản lý chặt chẽ. Nợ bán hàng vẫn ở trong phạm vi được kiểm soát; chủ động thanh toán nợ mua than với Tập đoàn. Doanh thu và lợi nhuận tăng trưởng thấp. Các chỉ tiêu đánh giá tình hình tài chính như: khả năng sinh lời, năng lực hoạt động, mức độ rủi ro về tài chính và khả năng thanh toán đều mang tính tích cực.
a) Tình hình thực hiện so với kế hoạch kinh doanh do Đại hội đồng cổ đông thông qua.
Số
TT
Chỉ tiêu
Đơn vị tính
Kế hoạch năm 2014
Thực hiện năm 2014
Tỷ lệ %
1
Chỉ tiêu về sản lượng
- Thu mua
1 000 tấn
320
313
98
- Tiêu thụ
1 000 tấn
320
314
98
2
Doanh thu
Tr. đồng
594 710
624 456
105
3
Giá vốn hàng hoá bán ra
Tr. đồng
537 982
558 518
104
4
Giá trị sản xuất
Tr. đồng
56 728
65 302
115
5
Tổng chi phí trong kỳ
Tr. đồng
50 728
57 892
114
5.1
Chi phí trung gian
Tr. đồng
20 352
28 367
139
5.2
Giá trị gia tăng
Tr. đồng
30 376
29 525
97
- Khấu hao TSCĐ
Tr. đồng
5 500
5 085
92
- Tiền lương
-Tiền lương SXKD
-Tiền lương VC quản lý
Tr. đồng
Tr. đồng
Tr. đồng
21 676
20 668
1 008
22 098
21.145
953
102
102
94
- Bảo hiểm
Tr. đồng
1 800
1 480
82
- Thuế trong giá thành
Tr. đồng
1 400
862
62
6
Lợi nhuận sau thuế
Tr. đồng
6 000
6 648
111
7
Cổ tức (đề xuất)
%
10-15
12
8
Lao động và thu nhập
- Lao động
Người
215
215
- Đơn giá TL/GTSX
Đ/1000 đ
364
324
88
- Tiền lương BQ/ ng/ tháng
1000 đồng
8 402
8 686
103
2. Tổ chức và nhân sự
a) Danh sách Ban điều hành.
Giám đốc:
Ông Trần Quang Lai ( đến ngày 01/7/2014 thay ông Nguyễn Văn Chín)
Ngày tháng năm sinh: 23/7/1955
Quốc tịch: Việt Nam
Địa chỉ thường trú hiện nay: Số 14 Hải Sơn, P. Thanh Bình, Tp. Đà Nẵng
Trình độ chuyên môn: Đại học
Quá trình công tác:
10/1978 - 09/1980 : Chiến sỹ, hạ sỹ quan quân đội nhân dân Việt Nam.
10/1980 - 06/1983 : Tiếp tục học tập tại Đại học Đà Nẵng.
07/1983 - 03/1999: Cán bộ, T. phòng, Phó Giám đốc Công ty than Miền Trung.
04/1999 - 12/2003 : Giám đốc Công ty than Miền Trung.
12/2003 - 12/2005: Chủ tịch HĐQT, Giám đốc Công ty CP than Miền Trung.
01/2006 - 02/2010 : Uỷ viên HĐQT,Giám đốc Công ty CP than Miền Trung - TKV.
03/2010 đến nay : Chủ tịch HĐQT, Giám đốc Công ty CP than Miền Trung.
* Hiện nay Ông Trần Thế Hiếu là Giám đốc
( bổ nhiệm từ ngày 10/01/2015 )
Số cổ phần phổ thông nắm giữ: 11.700 cổ phần
Phó giám đốc: Ông
Võ Đức Dũng
( nghỉ hưu từ 01/3/2015 )
Ngày tháng năm sinh: 25/12/1958
Quốc tịch: Việt Nam
Địa chỉ thường trú hiện nay: P. Hoà Khánh Nam, Q. Liên Chiểu, TP Đà Nẵng
Trình độ chuyên môn: Đại học
Quá trình công tác:
06/1980 - 04/1998 : Cán bộ Phòng Kế hoạch Công ty than Miền Trung
05/1998 - 05/2001 :P G/ đốc Xí nghiệp than Nam Ngãi-Công ty than Miền Trung
06/2001 - 12/2003 : Trưởng phòng Kế hoạch Công ty than Miền Trung
01/2004 - 7/2006 : Trưởng phòng Kế hoạch Công ty CP than Miền Trung
8/2006 đến nay : Phó Giám đốc Công ty CP than Miền Trung-.VINACOMIN
Số cổ phần phổ thông nắm giữ: 7.200 cổ phần
Kế toán trưởng: Bà
Nguyễn Thị Anh
Ngày tháng năm sinh: 04/6/1961
Quốc tịch: Việt Nam
Địa chỉ thường trú hiện nay: 218/15 Đống Đa, P. Thuận Phước, Tp. Đà Nẵng
Trình độ chuyên môn: Đại học
Quá trình công tác:
07/1985 - 03/1993 : Cán bộ kế toán Mỏ than Nông Sơn.
04/1993 - 08/1997 : Kế toán trưởng Mỏ than Nông Sơn.
09/1997 - 06/2001 : Chuyên viên chính Công ty than Miền Trung.
07/2001 - 07/2003 : Kế t trưởng XN than Nam Ngãi - Công ty than Miền Trung.
08/2003 - 03/2010 : Kế toán trưởng Công ty CP than Miền Trung - TKV.
03/2010 đến nay : Uỷ viên HĐQT, Kế toán trưởng Công ty CP than Miền Trung - VINACOMIN.
Số cổ phần phổ thông nắm giữ: 10.800 cổ phần
b) Thay đổi Giám đốc điều hành trong năm: Ngày 01/7/2015 Ông Nguyễn Văn Chín thay ông Trần Quang Lai làm Giám đốc Công ty. Đến ngày 10/01/2015 sau khi thực hiện thành công thoái vốn nhà nước tại Công ty, HĐQT cử ông Trần Thế Hiếu UV-HĐQT làm Giám đốc Công ty.
c) Số lượng CBCNV và chính sách đối với người lao động:
Số lượng, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của CBCNV:
Số lượng lao động tại Công ty cổ phần Than Miền Trung tại thời điểm 31/12/2014 là 215 người, cụ thể như sau:
Trình độ chuyên môn,
nghiệp vụ
Số lượng (người)
Tỷ lệ %
Đại học
53
24,65
Cao đẳng
5
2,30
Trung học
9
4,18
Khác
148
68,87
Tổng số
215
100
Chính sách đối với người lao động:
v Chính sách trả lương
Công ty Công ty cổ phần Than Miền Trung - VINACOMIN chi trả lương cho cán bộ công nhân viên Công ty theo đơn giá tiền lương do Hội đồng quản trị phê duyệt trên cơ sở Kế hoạch phối hợp kinh doanh với Tập đoàn Than- Khoáng sản Việt Nam. Đồng thời Công ty đã ban hành Quy chế quản lý và phân phối tiền lương tiền thưởng. Quy chế này ban hành nhằm cụ thể hóa mức lương, thưởng cho từng CBCNV theo cấp bậc công việc, năng suất, chất lượng, hiệu quả công việc, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ. Nhờ đó đã khuyến khích người lao động không ngừng nâng cao tay nghề và hiệu quả làm việc.
v Chính sách bảo hiểm
Công ty đã thực hiện đầy đủ các chế độ bảo hiểm và các chế độ khác có liên quan đến người lao động theo qui định bao gồm: Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm y tế, Bảo hiểm thất nghiệp, trợ cấp nghỉ việc, khám bệnh định kỳ.
v Chính sách khác
Công ty luôn quan tâm đến đời sống tinh thần của người lao động thông qua các hoạt động như: tham quan, du lịch trong và ngoài nước, thi đấu thể thao nội bộ Công ty, hội thao khối Doanh nghiệp, tổ chức hội thi nội trợ với Chuyên đề "giỏi việc nước, đảm việc nhà ", thăm hỏi ốm đau, hiếu, hỷ,... Hằng năm, Công ty duy trì tổ chức các hoạt động kỷ niệm các ngày lễ trọng đại của đất nước, như: ngày Lễ Chiến Thắng, ngày Quốc tế lao động, Quốc khánh 2/9, Quốc tế phụ nữ 8/3, ngày Thương binh liệt sĩ 27/7, ngày Quốc tế thiếu nhi 1/6...
3. Tình hình đầu tư, tình hình thực hiện các dự án.
a) Năm 2014, Công ty thực hiện kế hoạch đầu tư 2,778 triệu đồng, đạt 58% kế hoạch.
Về kết cấu vốn đầu tư: Đầu tư xây dựng cơ bản: 976 triệu đồng; mua sắm máy móc, thiết bị: 630 triệu đồng. Về nguồn vốn: Vốn khấu hao: 1.496 triệu đồng, Qũy môi trường Công ty: 110 triệu đồng.
Các công trình chưa thực hiện hoặc chưa cần thiết đầu tư:
- Công trình di dời Kho than Đà Nẵng (giảm 1.000 triệu đồng);
- Hệ thống thoát nước, hố lắng than kho than Quy Nhơn (giảm 677 triệu đồng)
- Đầu tư nền bê tông kho than Nam Ngãi ( giảm 1.201 triệu đồng )
+ Các hạng mục mua xe xúc lật XN than Nam Ngãi, Quy Nhơn, bê tông nền, tường rào kho mở rộng Chu Lai, lắp đặt nhà tiền chế chứa than Trạm Ninh Hòa. HĐQT nhận thấy chưa cần thiết đầu tư trong năm 2014.
Công ty không tiến hành đầu tư tài chính.
b) Tình hình tài chính của Công ty đã trình bày một cách trung thực và hợp lý, được đánh giá là lành mạnh và minh bạch. Công ty thực hiện tốt công tác quản lý chi phí trên cơ sở tiết kiệm và đúng chế độ tài chính, quản lý chặt chẽ các định mức kinh tế, kỹ thuật, khoán vốn lưu động, duy trì hàng tồn kho ở mức hợp lý, thực hiện luân chuyển tiền tệ để hạn chế vay vốn ngân hàng và trong thời gian ngắn nhất. Công ty không có nợ quá hạn, các khoản phải thu được quản lý chặt chẽ. Nợ bán hàng vẫn ở trong phạm vi được kiểm soát; chủ động thanh toán nợ mua than với Tập đoàn. Doanh thu và lợi nhuận tăng trưởng cao. Các chỉ tiêu đánh giá tình hình tài chính như: khả năng sinh lời, năng lực hoạt động, mức độ rủi ro về tài chính và khả năng thanh toán đều mang tính tích cực.
4. Tình hình tài chính:
a) Kết quả kinh doanh:
Đvt: Đồng
Chỉ tiêu
Năm 2014
Năm 2013
% tăng, giảm
Tổng giá trị tài sản
161 617 767 438
186 099 067 225
91,88
Doanh thu thuần
624 456 482 961
727 544 655 024
61,68
Lợi nhuận từ hoạt dộng kinh doanh
7 155 764 405
2 952 309 072
Lợi nhuận khác
1 726 466 156
7 997 149 429
103.37
Lợi nhuận trước thuế
8 882 230 561
10 949 458 501
61.27
Lợi nhuận sau thuế
6 647 984 869
8 216 076 334
61.06
Tỷ lệ lợi nhuận trả cổ tức
12%
12%
75.00
b) Các chỉ tiêu tài chính chủ yếu:
Chỉ tiêu
Đvt
Năm 2013
Năm2014
1. Chỉ tiêu về khả năng thanh toán
Lần
+ Hệ số thanh toán ngắn hạn
1.22
1.33
(TSLĐ/Nợ ngắn hạn)
+ Hệ số thanh toán nhanh
0.51
0.67
(TSLĐ-Hàng tồn kho)/Nợ ngắn hạn
2. Chỉ tiêu về cơ cấu vốn
Lần
+ Hệ số nợ/Tổng tài sản
0.64
0.58
+ Hệ số nợ/Vốn chủ sở hữu
1.78
1.38
3. Chỉ tiêu về năng lực hoạt động
+ Vòng quay vốn tồn kho
Vòng
9.71
8.96
(Doanh thu/Hàng tồn kho bình quân)
+ Doanh thu thuần/Tổng tài sản
Lần
3.91
3.86
4. Chỉ tiêu về khả năng sinh lời
%
+ Hệ số lợi nhuận sau thuế/DT thuần
1.13
1.06
+ Hệ số lợi nhuận sau thuế/Vốn CSH
12.25
9.87
+ Hệ số lợi nhuận sau thuế/Tổng tài sản
4.41
4.11
5. Cơ cấu cổ đông,
thay đổi về vốn
đầu tư của chủ sở hữu
:
a) Cổ phần.
Hiện tại, cổ phiếu của Công ty cổ phần Than Miền Trung - VINACOMIN được lưu ký tập trung tại Trung tâm Lưu ký Chứng khoán Việt Nam với mã chứng khoán là CZC, cổ phiếu Công ty đã được giao dịch tại Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội. Năm 2014, vốn cổ đông và vốn góp đã có nhiều thay đổi.
Tổng số cổ phiếu theo từng loại:
+ Cổ phần phổ thông: 2.667.900 cổ phiếu
+ Cổ phần ưu đãi: không có
Tổng số trái phiếu đang lưu hành theo từng loại: không có
Tổng số cổ phiếu đang lưu hành theo từng loại:
+ Cổ phần phổ thông: 2.667.900 cổ phiếu
+ Cổ phần bị hạn chế chuyển nhượng: không có
b) Cơ cấu cổ đông.
Cổ đông là tổ chức, cổ đông là cá nhân
+ Cổ đông là tổ chức: Tập đoàn Công nghiệp Than- Khoáng sản Việt Nam: nắm giữ 726.900 cổ phần, chiếm 27,25% ( sau khi thực hiện đấu giá thành công vào ngày 09/12/2015 tại Sở GDCKHN );
+ Cổ đông là cá nhân nắm giữ 1.941.000 cổ phần, chiếm 72.75%.
Cổ đông lớn, nhỏ:
+ Cổ đông lớn: Ông Vĩnh Như nắm giữ 1.375.000 cổ phần, chiếm 51,54%;
+ Cổ đông lớn: Tập đoàn Công nghiệp Than- Khoáng sản Việt Nam: nắm giữ 726.900 cổ phần, chiếm 27,25% ( trước khi thoái vốn, Tập đoàn nắm giữ 70,15% CP );
+ Cổ đông nhỏ: gồm 109 người nắm giữ 566.000 cổ phần, chiếm 21,21%.
Cổ đông trong nước, cỏ đông nước ngoài
+ Cổ đông trong nước: 109 cổ đông, nắm giữ 2.667.900 CP,
+ Cổ đông nước ngoài: không có.
Cổ đông nhà nước, cổ đông khác
+ Cổ đông nhà nước: Tập đoàn Công nghiệp Than- Khoáng sản Việt Nam: nắm giữ 726.900 cổ phần, chiếm 27,25%;
+ Cổ đông khác: nắm giữ 1 941 000 CP 72,25%
c) Tình hình thay đổi vốn đầu tư của chủ sở hữu: Thực hiện chủ trương thoái vốn của Chính phủ tại Tập đoàn CN Than - Khoáng sản VN, ngày 09/12/2015 tổ chức đấu giá tại sở GDCKHN thành công. Tập đoàn CN Than-Khoáng sản VN nắm giữ 726.900 cổ phần, chiếm 27,25%;
d) Giao dịch cổ phiếu quỹ. Không có.
e) Các chứng khoán khác: Không có.
III. BÁO CÁO VÀ ĐÁNH GIÁ CỦA BAN GIÁM ĐỐC.
1. K
ết quả kinh doanh, đầu tư năm 201
4
.
a)
Đánh giá k
ết quả
hoạt động sản xuất
kinh doanh.
Năm 2014, Công ty tiêu thụ được 314 tấn than, đạt 98% kế hoạch điều chỉnh và bằng 92% năm 2013. Trong hoàn cảnh cạnh tranh gay gắt và khách hàng thu hẹp sản xuất do thiếu vốn và hàng tồn kho cao, Công ty đã chủ động giảm giá bán than để kích thích tiêu thụ.
Doanh thu đạt 624 tỷ đồng, bằng 105% kế hoạch điều chỉnh và bằng 86% so với 2013. Giá trị sản xuất đạt 66 tỷ đồng, bằng 116%, kế hoạch điều chỉnh, lợi nhuận trước thuế đạt 6,6 tỷ đồng, bằng 110% kế hoạch. Khấu hao tài sản cố định 5,084 tỷ đồng.
Phân loại khả năng thanh toán của khách hàng để chủ động bán hàng. Giảm tối đa chi phí của doanh nghiệp, giảm bán nợ, thực hiện tốt việc lưu chuyển tiền tệ vv... để giảm dần lãi vay ngân hàng.
Đánh giá chung về hoạt động kinh doanh năm 2014. Mặc dù khối lượng hàng bán ra có thấp hơn năm trước, thiếu tính bền vững, còn phụ thuộc vào tình hình của thị trường, vào tình hình kinh tế của cả nước; mức tăng trưởng về lợi nhuận, doanh thu, tổng tài sản không cao.
b) Về công tác đầu tư.
Giá trị đầu tư thực hiện năm 2014 là: 1,606 tỉ đồng/ 2,778 tỷ đồng, đạt 58% kế hoạch điều chỉnh. Lý do: một số công trình đầu tư, như đầu tư di dời Kho than Đà Nẵng, di dời Kho than chưa tiến hành được do thủ tục hành chính về đất đai, môi trường vv... một số công trình được tạm dừng để tập trung vốn cho kinh doanh mà không ảnh hưởng đến kế hoạch lâu dài.
2.
Phương hướng sản xuất kinh doanh năm 201
5
.
Trên cơ sở định hướng phát triển Công ty trung và dài hạn, Ban Giám đốc sẽ triển khai thực hiện theo những định hướng, chiến lược đó trong thời gian đến, cụ thể trong năm 2015 tập trung vào những công việc sau đây:
- Các chỉ tiêu kế hoạch kinh doanh năm 2015, cụ thể:
Sản lượng than tiêu thụ : 320.000 tấn
Doanh thu : 603.000 triệu đồng
Lợi nhuận : 6.000 triệu đồng
Cổ tức : 10 - 15%
a
- Hoàn thiện cơ chế quản lý, điều hành cũng như các chế độ chính sách để ổn định sản xuất ngay trong quý I/2015; Rà soát lại mức dư nợ tiền mua than ở của các Xí nghiệp, tăng cường quản lý tốt đồng vốn, tạo động lực thúc đẩy sức cạnh tranh, giữ thị trường tiêu thụ; xử lý một số tài sản thuộc sở hữu của Công ty, hiện kinh doanh hiệu quả thấp hoặc không có hiệu quả để bổ sung vốn lưu động, giảm căng thẳng về vốn.
- Rà soát lại cơ chế giá cho hợp lý,cần có nhiều biện pháp để giảm giá đầu vào ngay từ đầu nguồn; chú trọng đến một số chính sách về tiên lương đối với Công nhân KT có tay nghề cao hoặc một số chức danh kiêm nhiệm nhiều việc.
b-Tiêu thụ than năm 2015 :
khối lượng than tiêu thụ trong KH phối hợp kinh doanh của Tập đoàn là 320.000 tấn đã bao gồm than Nông Sơn 100.000 tấn, số liệu kế hoạch giao cho các XN 231.500 tấn, đây là khối lượng tạm giao (không kể than NS) và là khối lương tiêu thụ thực tế thị trường khu vực, cao hơn mức thực hiện năm 2014 một ít. Việc tính toán này căn cứ vào thị trường tiêu thụ hiện có, khả năng bán vào nhà máy xi măng Quảng Phúc, Đồng Lâm và một số khách hàng mới. Theo dự đoán của các chuyên gia trong nước năm 2015 nền kinh tế đất nước và thế giới có sự khởi sắc hơn năm 2014, chỉ số giá tiêu dùng tương đối ổn định, Chính phủ cũng đang có cơ chế tiếp sức cho các doanh nghiệp, từng bước chỉ đạo các ngân hàng thương mại giảm lãi suất tiền vay xuống 1 đến 2%, thị trường bất động sản đang ấm lên nhờ chính phủ có những chính sách tích cực nới rộng điều kiện vay hổ trợ lãi suất thấp để mua nhà ở cho những người có thu nhập thấp, cho phép các đối tượng là ngưòi nước ngoài mua nhà tại VN, từ đó sẽ kéo theo các ngành xi măng, sắt thép, vật liệu xây dựng....chuyển biến, khối lượng than tiêu thụ tăng lên tương ứng. Bên cạnh những yếu tố tích cực trên ảnh hưởng đến khả năng bán ra của Công ty, thì những rào cản của năm 2015 cũng đặt ra nhiều thách thức, đó là:
+Thị trường Miền trung Tây nguyên năm 2015 là thị trường mở, với xu thế của đòi hỏi của xã hội và sự thay đổi cách nhìn nên chính phủ đã cho phép nhiều thành phần tham gia cung cấp than trong nội địa, cuộc cạnh tranh giữa các nhà cung cấp trong khu vực ngày càng khắc nghiệt hơn.
+Các doanh nghiệp trong nước tiếp tục sử dụng các nhiên liệu thay thế than có giá thành thấp nhằm giảm chi phí đầu vào hoặc chuyển hướng sang hình thức gia công để duy trì năng lực hiện có, nên mức tiêu thụ than năm 2015 có xu hướng không tăng nhiều so với năm 2014.
+Việc tiêu thụ than còn phụ thuộc vào yếu tố thu hồi công nợ với khách hàng, do sự cạnh tranh giữa các nhà cung cấp nên việc tranh giành khách hàng bằng các chính sách: cho nợ dài ngày, hạ giá bán than...nhằm lôi léo khách hàng làm cho công nợ phải thu có xu hướng ngày càng lớn, tiềm ẩn nhiều rủi ro, gây ra tâm lý do dự khi bán hàng .
Với các tác động như trên, kế hoạch tiêu thụ 231.500 tấn trong năm 2015 là sự cố gắng lớn, cần phấn đấu rất nhiều mới có khả năng đạt được.
c. Lợi nhuận năm 2015: tạm giao KH 6.000 triệu đồng
. Đây là mức phấn đấu khá cao, vì năm 2015 do sự cạnh tranh nên giá bán sẽ giảm, làm cho chênh lệch giữa gía bán và giá vốn có xu hướng ngày càng thấp, lợi nhuận sẽ không cao. Để đảm bảo hoàn thành được KH lợi nhuận này, Công ty cần tăng cường một số giải pháp như sau:
- Giải pháp về quản trị chi phí: Công ty sẽ giao kế hoạch lợi nhuận cho từng đơn vị trong công ty trên cơ sở khối lượng than bán trực tiếp cho khách hàng từng khu vực, nếu lợi nhuận không đạt theo kế hoạch được giao sẽ luỹ thoái tiền lương tương ứng, vì giao đơn giá tiền lương theo GTSX nên Giám đốc các xí nghiệp sẽ tăng cường hơn về tinh thần trách nhiệm nhằm giảm chi phí bán hàng, chi phí quản lý, Công ty sẽ tính toán khả năng tiêu thụ từng khu vực trong tháng, mức tồn kho hợp lý, thời gian khách hàng nợ để tính toán dư nợ định mức mà giao khoán vốn lưu động để các đơn vị chủ động hơn trong việc sử dụng chi phí về lãi vay, chi phí khác và giảm các chi phí dịch vụ mua ngoài chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu chi phí để hình thành giá bán than hợp lý, đồng thời giá bán than phải được minh bạch qua việc công khai, cũng như tính đúng tính đủ các yếu tố cấu thành giá khi niêm yết giá than và bán đúng theo giá đã được niêm yết, có chính sách giảm giá bán than cho các đối tượng khách hàng trả tiền ngay.
- Tích cực thu hồi công nợ tồn đọng năm 2013 và năm 2014, rút ngắn hạn mức thanh toán của khách hàng, thương thảo khách hàng lớn đưa chi phí lãi vay vào giá bán than, chi phí lãi chậm trả nếu quá thời hạn thanh toán, tăng cường quản trị tiền mặt và tiền gửi trong nội bộ, tăng vòng quay vốn nhanh, nâng cao hiệu quả quản trị doanh nghiệp.
- Về thị trường: Các XN cần thông kê lại các khách hàng sử dụng than trên địa bàn, đi sâu tìm hiểu đặc điểm, tập quán, khả năng phát triển của doanh nghiệp, khả năng thanh toán để định hình phương thức bán than vào các hộ này. Chủ trương năm 2015 xem các doanh nghiệp thương mại ngoài than là những khách hàng chiến lược, tận dụng lợi thế thị trường nhỏ lẻ của họ để đẩy mạnh khối lượng than bán ra, đồng thời thu hồi công nợ nhanh bằng những hình thức thích hợp. Tăng cường và tiếp cận để bán than vào các nhà máy cồn trong khu vực theo lộ trình phổ biến nguồn xăng E5 của Chính phủ, duy trì các khách hàng truyền thống, chú ý mở rộng thêm thị trường Tây nguyên, khai thác các khách hàng tại khu Công nghiệp Chu Lai, Dung quất và các khu công nghiệp khác. Tăng cường khâu tiếp thị, khai thác thêm khách hàng nhỏ lẻ.
- Giải pháp về tổ chức, quản lý và điều hành sản xuất: Để đáp ứng được mục tiêu, nhiệm vụ giai đoạn mới một cách bền vững, công ty cần bố trí lại sản xuất, chuyên môn hoá từng công đoạn bao gồm công tác thu mua than đầu nguồn, quản lý hàng đi trên đường, quản lý lượng hàng hoá tồn kho, đầu tư hệ thống công tác chế biến sâu bằng phương pháp tuyển nước nhằm thu hồi tối đa nguồn tài nguyên than có chất lượng cao từ nguồn than có chất lượng thấp với giá thành rẻ, chuyên nghiệp hoá khâu thị trường. Các đơn vị sử dụng than lớn do Tập đoàn ký như : các nhà máy xi măng, gạch men, than Nông Sơn , công ty trực tiếp quản lý điều hành về tiến độ, khối lượng và chất lượng giao nhận, đối chiếu công nợ, các đơn vị căn cứ chi phí thực tế phát sinh tính toán và công ty sẽ giao khoán chi phí theo đầu tấn giao nhận.
- Quản lý về lao động và năng suất lao động: Tổ chức và phân công lại lao động, sắp xếp các phòng ban công ty đi vào chuyên môn hoá, bố trí lại các tổ đội, giao thêm quyền hạn và trách nhiệm cho những người đứng đầu bộ phận, quản lý năng suất lao động theo hình thức khoán sản phẩm, xem công tác nhân sự là khâu đầu tiên và đột phá để thực hiện các công đoạn khác của quá trình sản xuất kinh doanh.
3- Một số biện pháp điều hành cụ thể :
a/ Về tổ chức LĐTL:
-Sắp xếp . kiện toàn một số cán bộ ở văn phòng công ty và các XN cho phù hợp với thực tế quản lý điều hành của Công ty.
-Ban hành qui chế về quản lý nhân sự trong Công ty.
-Qui định tạm thời về khoán quĩ lương và phân phối tiền lương tiến tới hoàn chỉnh trong quí 2/2015
b
/ Về công tác kế hoạch
-Công ty đã giao tạm giao kế hoạch cho các XN thực hiện
-Trong quí 2/2015 các XN sẽ xây dựng kế hoạch của XN mình theo định hướng và biểu mẫu chung do công ty qui định . Trên cơ sở đó công ty sẽ giao kế hoạch chính thức cho các XN.
c/ Về mua bán than
-Công ty mua than đầu nguồn và phân phối lại cho các XN theo yêu cầu của XN và khả năng cân đối của Công ty. Nguồn than lấy ở mỏ nào và cảng nào do XN hoàn toàn chủ động và chụi chi phí. Trạm giao nhận than đầu nguồn của công ty có thể tư vấn cho XN đồng thời làm thủ tục giao nhận đầu nguồn và được hưởng phí giao nhận do công ty qui định , phí này sẽ được tính vào giá than công ty giao cho XN
-Công ty ký hợp đồng vận chuyển than từ đầu nguồn Quảng ninh về các cảng dỡ hàng khu vực miền trung với 03 đơn vị vận tải biển của Tập đoàn. Giá công ty ký là giá trần ổn định trong thời gian ít nhất là 03 tháng. Các XN có nhu cầu nhập hàng trực tiếp liên hệ với chủ tầu và giới thiệu chủ tầu ký hợp đồng với một trong 03 đơn vị vận tải TKV.
-Các XN cơ cấu lại hàng hóa mua vào, tăng cường công tác chế biến pha trộn để giải quyết các chủng loại than tồn kho và đáp ứng nhu cầu đa dạng của thị trường. Bên cạnh đó cũng phải cơ cấu lại khách hàng, mỗi khách hàng tùy theo từng đối tượng mà có
cơ chế
bán hàng cho phù hợp nhằm tăng thêm thị phần và giảm thiểu rủi do mất nợ và mất khách.
-Các XN hoàn toàn chủ động quyết định về giá bán than của XN mình nhưng than tiêu chuẩn mua của Tập đoàn không được bán thấp hơn giá thành
-Công ty quản lý toàn bộ dịch vụ giao than cho các hộ lớn . tiêu thụ than Mỏ Nông sơn và các hộ thương mại kinh doanh than lớn ( bình quân 500 tấn/tháng trở lên). Công ty sẽ trực tiếp hoặc ủy quyền cho XN thực hiện.
-Công ty CP than miền trung xin được làm công ty con của TKV do đó chỉ tiêu thụ than theo qui chế của TKV. Tuy nhiên do hoàn cảnh cụ thể XN có thể mua than của các nguồn khác nhưng phải có báo cáo giải trình với công ty từng trường hợp, lô hàng cụ thể và giám đốc XN chụi trách nhiệm về tính pháp lý đầy đủ của lô hàng đó.
d/ Về tài chính kế toán
-Công ty giao cho các XN định mức dư nợ tiền than. Nếu XN nợ công ty tiền than quá định mức thì phần vượt định mức sẽ phải trả lãi , mức lãi suất do Tập đoàn qui định,
-Công ty giao khoán chi phí cho XN làm dịch vụ giao than cho các hộ lớn và tiêu thụ than mỏ Nông sơn. Doanh thu dich vụ XN trích lương vào quĩ lương chung của XN và hạch toán chi phí vào chi phí chung của toàn XN.
-Các XN bán than và thu tiền trực tiếp từ khách hàng và chuyển tiền về công ty. Một số khách hàng lớn thì công ty yêu cầu chuyển trực tiếp về công ty. Mức tồn quĩ tiền mặt và tiền gửi ngân hàng không quá 20 triệu đồng ( khi chưa có kế hoạch thanh toán nhiều hơn ).
-Để các XN an tâm thực hiện hạch toán chi phí lãi vay, Một số công nợ dây dưa khó đòi ở các XN sẽ kết chuyển về công ty để nếu đủ điều kiện sẽ xử lý bằng nguồn dự phòng đã trích lập nhưng các XN vẫn phải theo dõi và thường xuyên đối chiếu đòi nợ.
-Các XN báo cáo chi tiết các khoản mục chi phí trong kế hoạch giá thành nhập kho và giá thành tiêu thụ. Định kỳ công ty sẽ tiến hành kiểm tra đối chiếu thực tế chi phí và các chứng từ chi phí.
đ/ Về đầu tư XDCB
-Công ty sẽ thúc đẩy nhanh việc tiếp nhận đất TP giao tại Nhân hòa- Hòa vang để làm kho cho XN than Đà nẵng. TP đã có quyết định giao đất từ năm 2011 đến nay công ty vẫn chưa nhận được mặt bằng, đây là vấn đề phức tạp và nhạy cảm. Công ty sẽ sử dụng nhiều biện pháp phối hợp để có thể giải quyết trong thời gian gần nhất.
-Công ty chủ trương xã hội hóa các hạng mục đầu tư. Công ty chỉ trực tiếp đầu tư những hạng mục lớn như kho bãi lớn có tính chiến lược.
Mặc dù có những tín hiệu vui trong năm 2015, như thị trường bất động sản ấm lên, sự chỉ đạo của Ngân hàng Nhà nước trong việc giảm lãi vay cho nền kinh tế, thị trường chứng khoán sôi động, nhưng do độ trể trong việc triển khai các chính sách từ trên xuống dưới nên có thể 6 tháng đầu năm 2015 công ty sẽ còn tiếp tục gặp nhiều khó khăn trong kinh doanh. Tuy nhiên, với sự can thiệp điều hành quyết liệt của chính phủ, sự chỉ đạo của HĐQT, Giám đốc Công ty phối hợp với cơ chế của Tập đoàn- TKV, sự cố gắng của toàn thể người lao động trong Công ty chắc chắn chúng ta sẽ hoàn thành được mục tiêu năm 2015
Một số mặt quản lý điều hành khác
, căn cứ vào điều kiện thực tế SXKD của từng XN, Giám đốc Công ty sẽ có cơ chế cụ thể.
4.Tình hình tài chính
a) Tình hình tài sản
- Phân tích tình hình tài sản, biến động tình hình tài sản ( Có phụ lục kèm theo )
Đánh giá chung về hoạt động SX kinh doanh và tình hình tài chính năm 2014: Năm 2014 có thể nói là năm đang tiếp tục khó khăn của nền kinh trong nước, khối lượng bán ra của Công ty thấp nhất trong 10 năm qua, Sự cạnh tranh quá khắc nghiệt, Công ty phải hạ giá nhằm đẩy mạnh lượng tiêu thụ, từ đó lợi nhuận thấp, chưa đạt được kỳ vọng củ tất cả cổ đông. Bên cạnh những việc đã làm được, Công ty còn có một số hạn chế nhất định: tổng nợ phải thu khách hang còn lớn, ( năm 2014 là 68,418/ 73,345 tỉ đồng năm 2013), tiềm ẩn nhiều rủi ro cao, Công ty tiếp tục trích bổ sung quĩ dự phòng nợ khó đòi 3,395 tỉ đồng, đưa quỹ dự phòng nợ phải thu khó đòi lũy kế đến năm 2014 là 30,5 tỉ đồng , Công ty tìm cách xoay xở các nguồn vốn để lãi vay giảm, năm 2014:1,4/ 2,94 tỉ, bằng 47,6 so năm 2013, chi phí bán hàng năm 2014 là 44.723/44,821 tỉ, bằng 99% năm 2013, tất cả số liệu này cho thấy rằng công ty đã cố gắng hạn chế, tiết giảm những chi phí không thật sự cần thiếtt, nhằm sử dụng hiệu quả đồng vốn. Xác định năm 2014 là năm khó khăn hơn năm 2013, thách thức đặt ra cho Công ty rất lớn, vừa giải quyết tích cực thu hồi công nợ cũ vừa tiết giảm chi phí để đẩy mạnh tiêu thụ hàng hóa, giữ được khách hàng, mặt khác phải đảm bảo có lợi nhuận để chia cổ tức cho các cổ đông là những vấn đề đặt lên hàng đầu trong chiến lược kinh doanh của Công ty năm 2014.
4. Cải tiến về cơ cấu, tổ chức, chính sách quản lý, kế hoạch phát triển tương lai.
- Khai thác tốt thị trường khu vực, bảo đảm đủ số lượng, chất lượng, chủng loại hàng hóa theo yêu cầu của khách hàng. Nâng cao chất lượng phục vụ, đồng thời thực hiện chặt chẽ công tác pháp chế trong hợp đồng kinh tế với khách hàng.
- Rà soát để bổ sung sửa đổi cơ chế quản lý điều hành và các quy chế quản lý trong doanh nghiệp cho phù hợp với luật pháp và điều kiện thực tế theo hướng tăng cường sự chủ động của các Chi nhánh và quản lý chặt hơn về tài chính.
- Thực hiện công tác quy hoạch, đào tạo cán bộ kế cận nhằm tạo ra đội ngũ cán bộ có phẩm chất nghề nghiệp và năng lực chuyên môn đáp ứng yêu cầu của phát triển.
IV. ĐÁNH GIÁ CỦA HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ VỀ HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG TY.
1. Đánh giá của Hội đồng quản trị về các mặt hoạt động của Công ty.
Năm 2014, Công ty đã khắc phục khó khăn về thị trường, về chính sách giảm giá, về tài chính, vv... để hoàn thành nhiệm vụ sản xuất kinh doanh do Đại hội đồng cổ đông giao phó, giá cả và quan hệ với khách hàng. Chất lượng sản phẩm và chất lượng dịch vụ được nâng cao, giữ vững được thị phần của Công ty. Công ty đang tích cực xây dựng cơ sở vật chất nhằm tạo ra sự ổn định lâu dài trong kinh doanh. Chưa chủ động điều tiết hàng hóa, sản lượng tồn kho cuối năm lớn.
Một số công trình đầu tư chưa hoàn thành hoặc chưa chính thức tiến hành là do thủ tục hành chính về đất đai ở địa phương.
Trong một năm thực hiện nhiệm vụ, Hội đồng quản trị đã thực hiện đúng chức trách, quyền hạn theo quy định của Luật Doanh nghiệp, Điều lệ Công ty và Nghị quyết của Đại hội đồng cổ đông. Bảo toàn và phát triển vốn. Từng bước hoàn thiện cơ chế quản lý và hướng các hoạt động của Công ty đạt hiệu quả cao. Giám sát và tạo điều kiện cho Ban Giám đốc hoàn thành nhiệm vụ.
Hội đồng quản trị hoạt động dân chủ, phát huy trí tuệ của tập thể trong lãnh đạo và quản lý Công ty. Hội đồng quản trị xây dựng Nghị quyết đúng quy trình, đúng chức năng và quyền hạn của mình. Các thành viên Hội đồng quản trị làm việc công tâm, đoàn kết và trung thực. Không xẩy ra xung đột nội bộ.
2. Đánh giá của Hội đồng quản trị về hoạt động của Ban Giám đốc.
- Năm 2014, Trước những khó khăn do tình hình suy thoái kinh tế, Ban Giám đốc đã quản lý điều hành Công ty đạt kết quả kinh doanh so với kế hoạch do Đại hội đồng cổ đông giao như sau: sản lượng tiêu thụ đạt 68,4%, doanh thu đạt 62%, giá trị sản xuất đạt 62%, lợi nhuận đạt 61%, thu nhập người lao động đạt 81%.
- Thực hiện đầy đủ các quy định của pháp luật, Điều lệ và các quy chế, các nghị quyết của Hội đồng quản trị Công ty.
- Có các biện pháp tích cực và tạo điều kiện thuận lợi cho các đơn vị phát huy tính năng động trong kinh doanh.
- Thực sự chủ động trong công tác quản lý, điều hành; chủ động tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc để hoàn thành nhiệm vụ được giao.
- Thực hiện tốt công tác quản lý chi phí, quản lý công nợ và lưu chuyển tiền tệ; chưa xẩy ra thất thoát vốn. Việc ghi chép, lưu giữ chứng từ và lập sổ sách kế toán, báo cáo tài chính cũng như các báo cáo thông kê của Công ty là trung thực, đúng quy định. Tình hình tài chính của Công ty là lành mạnh và minh bạch. Vốn và tài sản của Công ty được bảo toàn và phát triển.
- Các đơn vị trực thuộc thực hiện nghiêm túc các quy chế quản lý nội bộ. Các hợp đồng kinh tế, hợp đồng lao động do Giám đốc Công ty ký kết hoặc uỷ nhiệm Giám đốc các Xí nghiệp ký kết đều tuân thủ đúng pháp luật và được tổ chức thực hiện có hiệu quả. Năm 2014, không có tranh chấp nội bộ. Các tranh chấp dân sự giữa Công ty và các tổ chức, cá nhân ngoài doanh nghiệp được giải quyết dứt điểm thông qua thương lượng hoặc thông qua các cơ quan pháp luật.
- Việc làm, thu nhập của người lao động được ổn định.
V. QUẢN TRỊ CÔNG TY.
1. Hội đồng quản trị.
a) Danh sách thành viên Hội đồng quản trị.
Chủ tịch Hội đồng quản trị
:
Ông Trần Quang Lai
Ngày tháng năm sinh: 23/7/1955
Quốc tịch: Việt Nam
Địa chỉ thường trú hiện nay: Số 14 Hải Sơn, P. Thanh Bình, Tp. Đà Nẵng
Trình độ chuyên môn: Đại học
Là Thành viên điều hành
Quá trình công tác:
10/1978 - 09/1980 : Chiến sỹ, hạ sỹ quan quân đội nhân dân Việt Nam.
10/1980 - 06/1983 : Tiếp tục học tập tại Đại học Đà Nẵng.
07/1983 - 03/1999: Cán bộ, T. phòng, Phó Giám đốc Công ty than Miền Trung.
04/1999 - 12/2003 : Giám đốc Công ty than Miền Trung.
12/2003 - 12/2005: Chủ tịch HĐQT, Giám đốc Công ty CP than Miền Trung.
01/2006 - 02/2010 : Uỷ viên HĐQT,Giám đốc Công ty CP than Miền Trung - TKV.
03/2010 đến nay : Chủ tịch HĐQT, Giám đốc Công ty CP than Miền Trung - VINACOMIN.
Ủy viên Hội đồng quản trị
: Bà
Nguyễn Thị Anh
Ngày tháng năm sinh: 04/6/1961
Quốc tịch: Việt Nam
Địa chỉ thường trú hiện nay: 218/15 Đống Đa, P. Thuận Phước, Tp. Đà Nẵng
Trình độ chuyên môn: Đại học
Là thành viên điều hành
Quá trình công tác:
07/1985 - 03/1993 : Cán bộ kế toán Mỏ than Nông Sơn.
04/1993 - 08/1997 : Kế toán trưởng Mỏ than Nông Sơn.
09/1997 - 06/2001 : Chuyên viên chính Công ty than Miền Trung.
07/2001 - 07/2003 : Kế toán trưởng XN than Nam Ngãi - Công ty than Miền Trung.
08/2003 - 03/2010 : Kế toán trưởng Công ty CP than Miền Trung - TKV.
03/2010 đến nay : Uỷ viên HĐQT, Kế toán trưởng Công ty CP than Miền Trung - VINACOMIN.
Thành viên HĐQT: Ông Thái Vĩnh
Ngày tháng năm sinh: 24/08/1957
Địa chỉ thường trú hiện nay: phường Xuân Hà, quận Thanh Khê, TP. Đà Nẵng.
Trình độ chuyên môn: Đại học
Là Thành viên độc lập
Quá trình công tác:
03/1979 - 08/1980 : Học trung cấp
09/1980 - 04/1984 : Cán bộ Kỹ thuật Mỏ Nông sơn.
05/1984- 8/1995 : Đội phó, đội trưởng đội xây dựng mỏ
09/1995 - 6/1997 : Trạm trưởng 257 - Trần Cao Vân, XN mỏ- Trợ lý Giám đốc
07/1997 - 02/2004 : Giám đốc XN chế biến kinh doanh than Nam Ngãi thuộc Công ty than Miền Trung.
03/2004 - 03/2009 : Uỷ viên HĐQT Công ty CP than Miền Trung - TKV; Giám đốc Xí nghiệp than Nam Ngãi.
03/2013 - đến nay : Uỷ viên HĐQT Công ty CP than Miền Trung -Vinacom; Giám đốc Xí nghiệp than Nam Ngãi
Ủy
viên HĐQT: Ông Phan Văn Thảo
Ngày tháng năm sinh: 25/5/1959
Địa chỉ thường trú hiện nay: 119 D Lý Nam Đế, thành phố Nha Trang, Khánh Hoà
Trình độ chuyên môn: Đại học
Là thành viên độc lập
Quá trình công tác:
01/1981 - 01/1998 : Cán bộ, Trưởng phòng Xí nghiệp than Nha Trang thuộc Công ty than Miền Trung.
02/1998 - 12/2003 : Phó Giám đốc Xí nghiệp than Nha Trang thuộc Công ty than Miền Trung.
01/2004 - 07/2004 : Uỷ viên HĐQT Công ty, Phó Giám đốc XN than Nha Trang thuộc Công ty than Miền Trung.
08/2004 - 12/2010: Uỷ viên HĐQT Công ty, Giám đốc XN than Nha Trang thuộc Công ty CP than Miền Trung - TKV.
Ủy
viên HĐQT: Ông Nguyễn Văn Chín
Ngày tháng năm sinh: 12/01/1961
Địa chỉ thường trú hiện nay: 18. Phan Bội Châu, Tp. Đà Nẵng
Trình độ chuyên môn: Đại học
Là thành viên độc lập
Quá trình công tác:
5/1985 - 01/1986 : Cán bộ Công ty than Miền Trung.
02/1986 - 06/1988 : Chiến sỹ E 687, Mặt trận 579.
07/1988 - 06/1997 : Chuyên viên Công ty than Miền Trung.
07/1997 - 12/1998 : Phó G. đốc XN than Đà Nẵng Công ty than Miền Trung.
01/1999 - 12/2003 : Giám đốc XN than Đà Nẵng, Công ty than Miền Trung.
01/2004 - 12/2005 : Uỷ viên HĐQT Công ty CP than Miền Trung - TKV; Giám đốc Xí nghiệp than Đà Nẵng.
01/2006 - 02/2009 : Giám đốc XN than Đà Nẵng thuộc Công ty than Miền Trung-TKV
2/2009 đến nay : Uỷ viên HĐQT Công ty CP than Miền Trung-vinacomin; Giám đốc Xí nghiệp than Đà Nẵng
v
Tỷ lệ sở hữu cổ phần và những thay đổi trong tỷ lệ nắm giữ cổ phần của thành viên HĐQT:
Số lượng cổ phiếu nắm giữ của thành viên HĐQT thay đổi trong năm như sau:
TT
Họ và tên
Chức vụ
Số CP nắm giữ
Tỷ lệ sở hữu CP (%)
31/12/2011
Từ 31/12/2012
1
Trần Quang Lai
Chủ tịch HĐQT
11.700
11.700
0,43
2
Nguyễn Văn Chín
Thành viên HĐQT
10.800
10.800
0,40
3
Nguyễn Thị Anh
Thành viên HĐQT
10.800
10.800
0,40
4
Phan Văn Thảo
Thành viên HĐQT
6.900
6.900
0,26
5
Thái Vĩnh
Thành viên HĐQT
7.500
7.500
0,28
* Ngày 10/01/2015 Đại hội bất thường bầu lại HĐQT mới gồm 05 người:
- Ông Vĩnh Như: Chủ tịch HĐQT Công ty, tỉ lệ sở hữu cổ phần: 51,54%
- Ông Trần Thế Hiếu: UV-HĐQT Công ty, tỉ lệ sở hữu cổ phần: 0,07%
- Ông Phạm Tuấn Ngọc: UV-HĐQT Công ty, tỉ lệ sở hữu cổ phần: 27,25% vốn NN
- Ông Nguyễn Văn Chín: UV-HĐQT Công ty, tỉ lệ sở hữu cổ phần: 0,4%
- Ông Hồ Anh Khoa: UV-HĐQT Công ty, tỉ lệ sở hữu cổ phần: 0,07%
b) Các tiểu ban của Hội đồng quản trị: Không có.
c) Hoạt động của Hội đồng quản trị.
Năm 2014, Hội đồng quản trị tổ chức họp 6 lần để bàn bạc và quyết định các vấn đề thuộc thẩm quyền, nhằm quản lý công ty đạt hiệu quả cao nhất. Trong các cuộc họp có 5/5 thành viên tham gia. Hội đồng quản trị đã có nghị quyết về các nội dung:
- Chuẩn bị chương trình và nội dung đại hội cổ đông,
- Về công tác đầu tư,
- Về quyết toán tiền lương,
- Vay vốn phục vụ kinh doanh,
- Chọn công ty kiểm toán,
- Về công tác nhân sự,
Trong năm, Hội đồng quản trị đã thường xuyên giám sát các hoạt động của Ban Giám đốc và phối hợp với Ban Kiểm soát để chỉ đạo và điều hành nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của Công ty. Hội đồng quản trị có mối quan hệ chặt chẽ với Ban Kiểm soát và Ban Kiểm soát cũng được cung cấp đầy đủ tài liệu các cuộc họp của Hội đồng quản trị; Ban Kiểm soát thường xuyên cung cấp thông tin đến Hội đồng quản trị, Ban Giám đốc và các phòng ban quản lý góp phần hoàn thiện công tác quản lý SXKD ngày càng tốt hơn.
d) Hoạt động của thành viên Hội đồng quản trị độc lập, không điều hành: Không
e) Hoạt động của các tiểu ban: Không.
2. Ban Kiểm soát.
a) Thành viên Ban Kiểm soát.
Trưởng ban kiểm soát: Ông Phạm Xuân Phong
Ngày tháng năm sinh: 12/10/1964
Địa chỉ thường trú hiện nay: Tổ 14 Phường Quan Hoa Quận Cầu Giấy Hà Nội
Trình độ chuyên môn: Cử nhân kinh tế
Quá trình công tác:
3/1097 - 12/1990 : Phó phòng kế toán Xí nghiệp Thi công Cơ giới Cầu đường, Công ty Than Uông Bí
1991 - 1993 : Phó phòng Kế toán Mỏ Than Than Thùng, Công ty Than Uông Bí
1994 - 1997 : Phó phòng kế toán Công ty Than Uông Bí
1997 - 1999 : Kế toán trưởng Công ty Liên doanh Xi Măng Hải Long (Tổng Công ty Than Việt Nam góp vốn liên doanh với Tập đoàn Hanjung Hàn Quốc)
2000 - 2003 : Kế toán trưởng Công ty Liên doanh Giày Sơn Long (Tổng Công ty Than Việt Nam góp vốn thành lập Công ty)
2003 - 2004 : Phó Trưởng phòng kế toán Tổng hợp Ban Kế toán Tổng Công ty Than Việt Nam
2004 - 03/2010 : Trưởng phòng kế toán Tổng hợp Ban Kế toán Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam
03/2009 đến nay : Trưởng ban kiểm soát Công ty CP Than Miền Trung - TKV; Trưởng phòng kế toán Tổng hợp Ban Kế toán Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam.
Thành viên ban kiểm soát: Ông Trần Văn Thức
Ngày tháng năm sinh: 20/12/1976
Chỗ ở hiện nay: Hòa Khánh Nam, Q. Liên Chiểu, Tp. Đà Nẵng
Trình độ chuyên môn: Đại học
Quá trình công tác:
01/2001 - 03/2014: Chuyên viên Kế toán XN than Nam Ngãi thuộc Cty CP than Miền Trung.
04/2015 đến 1/2015 : Ủy viên Ban kiểm soát Công ty CP Than Miền Trung
Thành viên ban kiểm soát: Ông Trương Quang Sơn
Ngày tháng năm sinh: 22/11/1962
Địa chỉ thường trú hiện nay: 04 Nguyễn Lương Bằng, thành phố Huế, Thừa Thiên- Huế
Trình độ chuyên môn: Đại học
Quá trình công tác:
08/1980 - 12/1984 : Chiến sỹ C20, E830, F968.
01/1985 - 12/2003 : Cán bộ Trạm than Huế thuộc Công ty than Miền Trung
01/2004 - 07/2006 : Phó Giám đốc XN than Bình Trị Thiên thuộc Công ty CP than Miền Trung
08/2004 - 03/2009 : Giám đốc XN than Huế thuộc Công ty CP than Miền Trung
03/2009 đến nay :Uỷ viên Ban kiểm soát Công ty CP than Miền Trung - TKV, Giám đốc XN than Huế.
v
Tỷ lệ sở hữu cổ phần và những thay đổi trong tỷ lệ nắm giữ cổ phần của thành viên Ban kiểm soát:
Số lượng cổ phiếu nắm giữ của thành viên HĐQT thay đổi trong năm như sau:
TT
Họ và tên
Chức vụ
Số CP nắm giữ
Tỷ lệ sở hữu CP (%)
31/12/2013
Từ 31/12/2014
1
Phạm Xuân Phong
Trưởng Ban
2
Trần Văn Thức
Thành viên
900
900
0,03
3
Trương Quang Sơn
Thành viên
13.800
13.800
0,52
* Ngày 10/01/2015 Đại hội bất thường bầu lại Ban Kiểm soát mới gồm 03 người:
- Ông Phạm Xuân Phong: Trưởng ban Kiểm soát Công ty
- Bà Phạm Thị Ngọc Trang: Thành viên ban kiểm soát Công ty
- Ông Nguyễn Mạnh Hùng: Thành viên ban kiểm soát Công ty
b) Hoạt động của Ban Kiểm soát.
3. Các giao dịch, thù lao và các khoản lợi ích của Hội đồng quản trị, Ban Giám đốc và Ban Kiểm soát.
a) Tiền lương của thành viên HĐQT, Ban kiểm soát Công ty được trả trên Tổng quỹ lương theo đơn giá giao của Tập đoàn Công nghiệp than- Khoáng sản Việt Nam. Năm 2014 quỹ lương được tập đoàn duyệt là 22.098.000.000 đồng. Được trả lương theo quy chế " Quản lý quản lý và Phân phối tiền lương tiền thưởng trong Công ty " bình quân thu nhập toàn Công ty 102.000.000 đồng/ người / năm.
b) Thù lao của các Thành viên HĐQT, Ban Kiểm soát.
Căn cứ Nghị quyết của Đại hội đồng cổ đông thường niên họp ngày 15/3/2014 về mức phụ cấp của các thành viên Hội đồng quản trị, Ban Kiểm soát, Thư ký Công ty, Công ty đã tiến hành trả phụ cấp năm 2014 như sau:
Mức phụ cấp của thành viên Hội đồng quản trị, thành viên Ban Kiểm soát bằng (=) hệ số lương cấp bậc 2/2 doanh nghiệp hạng I của các chức danh chuyên trách tương ứng của công ty nhà nước nhân (x) mức lương tối thiểu chung do Chỉnh Phủ quy định tại các thời điểm nhân (x) 30%.
Trong đó: hệ số chuyên trách áp dụng để tính phụ cấp của Chủ tịch HĐQT là 7,30. Uỷ viên HĐQT là: 6,31, của Trưởng ban Kiểm soát là 6,31. Uỷ viên Ban Kiểm soát là 5,98. Thư ký Công ty là 5,98.
TT
Chức danh
Số người
Mức phụ cấp năm 2014 cho mỗi người
Số tiền
(đồng)
1
Chủ tịch HĐQT
1
15.111.000
15.111.000
2
Uỷ viên HĐQT
4
26.123.400
104.493.600
3
T/Ban Kiểm soát
1
26.123.400
26.123.400
4
UV Ban Kiểm soát
2
24.757 200
49.514.400
5
Thư ký Công ty
1
24.757 200
24.757 200
Cộng
9
219.999.600
Bằng chữ: Hai trăm mười chín triệu chín trămchín mươi chín ngàn sáu trăm đồng.
( Ông
Trần Quang Lai
hưởng phụ cấp từ tháng 1 đến tháng 6/2014, tháng 07/2014 hưởng lương chuyên trách Chủ tịch HĐQT )
b) Giao dịch cổ phiếu của cổ đông nội bộ.
c) Hợp đồng hoặc các giao dịch với cổ đông nội bộ. Không có.
Năm 2014, các thành viên HĐQT, Ban Giám đốc và Ban Kiểm soát không có giao dịch nào với Công ty.
d) Việc thực hiện các quy định về quản trị Công ty. Năm 2014, Hội đồng quản trị, Ban Giám đốc và Ban Kiểm soát thực hiện đúng và đầy đủ các quy định của pháp luật, Điều lệ và các quy chế nội bộ của Công ty, chưa để xẩy ra các vi phạm.
VI.
BÁO CÁO TÀI CHÍNH ĐÃ ĐƯỢC KIỂM TOÁN
( gửi kèm theo )
1.
Ý kiến Kiểm toán độc lập:
-Đơn vị kiểm toán độc lập: Công ty TNHH Kiểm toán và Dịch vụ tin học TP Hồ Chí Minh ( Có kèm theo báo cáo trang tiếp theo )
- Các nhận xét đặc biệt: Không có
CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN
& DỊCH VỤ TIN HỌC TP. HCM
Auditing & Informatic Services Company Limited
Office: 389A ĐiệnBiên Phủ, Phường 4, Quận 3, thành phố Hồ Chí Minh
Tel: (84.8) 3832 8964 (10 Lines), Fax: (84.8) 3834 2957
Email:
aisc@aisc.com.vn
Website: www.sisc.com.vn
Số: 02.15.18
BÁO CÁO KIỂM TOÁN ĐỘC LẬP
Kính gửi:
Hội đồng quản trị & Ban Giám đốc
Công ty cổ phần than Miền Trung- Vinacomin.
Chúng tôi đã kiểm toán các báo cáo tài chính kèm theo của Công ty cổ phần than Miền Trung- Vinacomin( sau đây viết tắc là " Công ty" ) được lập từ ngày 26/2/2015, từ trang 04 đến trang 34 bao gồm: Bảng cân đối kế toán ngày 31 tháng 12 năm 2014, Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, báo cáo lưu chuyển tiền tệ cho năm tài chính kết thúc cùng ngày và bảng Thuyết minh báo cáo tài chính.
Trách nhiệm của Giám đốc
Ban Giám đốc Công ty chịu trách nhiệm về việc lập và trình bày trung thực và hợp lý báo cáo tài chính của Công ty theo chuẩn mực kế toán, chế độ kế toán (doanh nghiệp) Việt Nam và các quy định pháp lý có lien quan đến việc lập và trình bày báo cáo tài chính và chịu trách nhiệm về kiểm toán nội bộ mà Giám đốc xác định là cần thiết để đảm bảo cho việc lập và trình bày báo cáo tài chính và không có sai sót trọng yếu do gian lận hoặc nhầm lẫn.
Trách nhiệm của Kiểm toán viên
Trách nhiệm của chúng tôi là đưa ý kiến về Báo cáo tài chính dựa trên kết quả của cuộc kiểm toán. Chúng tôi đã tiến hành kiểm toán theo các chuẩn mực kiểm toán Việt Nam.Các chuẩn mực nầy yêu cầu chúng tôi tuân thủ chuẩn mực và các quy định về đạo đức nghề nghiệp, lập kế hoạch và thực hiện cuộc kiểm toán để đạt được sự đảm bảo hợp lý về việc số liệu báo cáo tài chính của Công ty có còn sai sót trọng yếu hay không.
Công việc kiểm toán bao gồm thực hiện các thủ tục nhằm thu thập các bằng chứng kiểm toán về các số liệu và thuyết minh trên báo cáo tài chính. Các thủ tục kiểm toán được lựa chọn dựa trên xét đoán của kiểm toán viên, bao gồm đánh giá rũi ro có sai soát trọng yếu trong báo cáo tài chính do gian lận hoặc nhầm lẫn. khi thực hiện đánh giá các rũi ro này, kiểm toán viên đã xem xét kiểm soát nội bộ của Công ty lien quan đến việc lập và trình bày báo cáo tài chính trung thực, hợp lý nhằm thiết kế các thủ tục kiểm toán phù hợp với tình hình thực tế, tuy nhiên không nhằm mục đích đưa ra ý kiến về hiệu quả của kiểm soát viên nội bộ của Công ty. Công việc kiểm toán cũng bao gồm đánh giá tính thích hợp của các chính sách kế toán được áp dụng và tính hợp lý của các ước tính kế toán của Giám đốc cũng như đánh giá trình bày tổng thể Báo cáo tài chính.
Chúng tôi tin tưởng các bằng chứng kiểm toán mà chúng tôi đã thu thập được là đầy đủ và thích hợp làm cơ sở cho ý kiến kiểm toán của chúng tôi.
Ý kiến của Kiểm toán viên.
Theo ý kiến của chúng tôi, Báo cáo tài chính đã phản ảnh trung thực và hợp lý, trên các khía cạnh trọng yếu tình hình tài chính của CÔNG TY CỔ PHẦN THAN MIỀN TRUNG - VINACOMIN tại ngày 31 tháng 12 năm 2014, cũng như kết quả hoạt động kinh doanh và tình hình dòng lưu chuyển tiền tệ cho năm tài chính kết thúc cùng ngày; phù hợp với chuẩn mực, chế độ kế toán doanh nghiệp Việt Nam và các quy định pháp lý có liên quan đến việc lập và trình bày Báo cáo tài chính.
TP Hồ Chí Minh, ngày 20 tháng 3 năm 2015
Kiểm toán viên KT. TỔNG GIÁM ĐỐC
PHÓ TỔNG GIÁM ĐỐC
( đã ký ) ( đã ký )
HUỲNH THỊ THU THỦY PHẠM THỊ HỒNG UYÊN
Số CNĐKHNKT: 0978-2013-05-1 Số CNĐKHNKT: 0794-2013-05-1
Bộ Tài chính Việt Nam cấp Bộ Tài chính Việt Nam cấp
Nơi nhận:
CÔNG TY CP THAN MIỀN TRUNG-VINACOMIN
- UBCKNN;
- SGDCKHN;
GIÁM ĐỐC
- Ban Kiểm soát Cty; đã ký
- Lưu HĐQT, VT
Trần Thế Hiếu
'
Các tin khác
Báo cáo thường niên 2018
Báo cáo thường niên năm 2017
Báo cáo thường niên năm 2016 - Công ty Cổ phần Than Miền Trung
Báo cáo thường niên năm 2015
Báo cáo thường niên năm 2013
Báo cáo thường niên năm 2012
Báo cáo thường niên năm 2011
Báo cáo thường niên 2010
Tin tức
Biên bản và Nghị quyết Đại hội đồng Cổ đông thường niên 2023
14/04/2023
Ban lãnh đạo công ty
01/02/2023
Thông tin ứng viên BKS nhiệm kỳ 2020-2025
12/04/2022
DỰ THẢO QUY CHẾ QUẢN TRỊ CÔNG TY
29/09/2021
DỰ THẢO QUY CHẾ HOẠT ĐỘNG CỦA HĐQT
29/09/2021
DỰ THẢO ĐIỀU LỆ CÔNG TY
29/09/2021
Biên bản và Nghị quyết Đại hội Cổ đông thường niên 2021
16/04/2021
Thông báo chốt danh sách Cổ đông để thực hiện quyền tham dự Đại hội Cổ đông bất thường 2020
11/11/2020
Danh bạ công ty
01/01/2020
Lịch sử công ty
30/05/2018
Đơn vị thành viên
Xí Nghiệp Than Huế
Xí Nghiệp Than Đông Hà
Xí Nghiệp Than Quy Nhơn
Xí Nghiệp Than Nam Ngãi
Xí Nghiệp Than Chu Lai
Xí Nghiệp Than Quảng Bình
Xí Nghiệp Than Đà Nẵng
Xí Nghiệp Than Nha Trang
Xí Nghiệp Than Cam Ranh
Hình ảnh hoạt động
Hình dep
Cảnh đẹp Miền Trung
Lãnh đạo công ty