THAN ĐÁ, THAN MIỀN TRUNG, THAN KHOÁNG SẢN MIỀN TRUNG, Công ty Than Miền Trung được thành lập năm 1976 trực thuộc Tổng Công ty cung ứng than Việt Nam, làm nhiệm vụ cung ứng than theo kế hoạch của Nhà nước cho nhu cầu sản xuất và đời sống tại khu vực miền Trung
Toggle navigation
TRANG CHỦ
GIỚI THIỆU
Lịch sử công ty
Giới thiệu chung
Ban lãnh đạo
Sơ đồ tổ chức
Điều lệ hoạt động
Danh bạ công ty
Các công ty đang nắm quyền với VCZC
Chính sách cổ tức
Chứng khoán ngày đăng ký giao dịch
Văn bản nội bộ
Sản xuất kinh doanh
SẢN PHẨM
QUAN HỆ CỔ ĐÔNG
Công bố thông tin
Báo cáo tài chính
Báo cáo thường niên
2010
2011
2012
2013
2014
2015
TIN TỨC
Tin tức doanh nghiệp
Tin tức tập đoàn
Tin tức khác
ĐƠN VỊ THÀNH VIÊN
Xí Nghiệp Than Huế
Xí Nghiệp Than Đông Hà
Xí Nghiệp Than Quy Nhơn
Xí Nghiệp Than Nam Ngãi
Xí Nghiệp Than Chu Lai
Xí Nghiệp Than Quảng Bình
Xí Nghiệp Than Đà Nẵng
Xí Nghiệp Than Nha Trang
Xí Nghiệp Than Cam Ranh
HÌNH ẢNH
LIÊN HỆ
CÔNG TY CỔ PHẦN THAN MIỀN TRUNG
QUAN HỆ CỔ ĐÔNG
Báo cáo thường niên năm 2012
23/05/2016
TẬP ĐOÀN CÔNG NGHIỆP THAN - KHOÁNG SẢN VIỆT NAM
CÔNG TY CỔ PHẦN THAN MIỀN TRUNG - VINACOMIN
134 Phan Chu Trinh, Quận Hải Châu, Thành phố Đà Nẵng
Tel: 0511. 3822970 Fax: 0511. 3829129 Website:
www.thanmientrung.vn
BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN
NĂM 2012
I.
THÔNG TIN CHUNG.
1-Thông tin khái quát
Tên công ty :
CÔNG TY CỔ PHẦN THAN MIỀN TRUNG - VINACOMIN
Tên tiếng Anh : VINACOMIN-CENTRAL ZONE COAL JOINT STOCK COMPANY
Số Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh: 0400458027
Vốn đầu tư của chủ sở hữu: 26.679.000.000 đồng
Mã chứng khoán : CZC
Trụ sở chính : 134 Phan Chu Trinh, Quận Hải Châu, Thành phố Đà Nẵng
Điện thoại : 0511. 3822970 Fax : 0511. 3829129
Website :
www.thanmientrung.vn
Email :
congtythanmientrung@gmail.com
ctythanmientrung@gmail.com
2. Quá trình hình thành và phát triển.
a) Quá trình hình thành và phát triển.
Công ty cổ phần Than Miền Trung - VINACOMIN có tiền thân là Công ty Than Miền Trung.
Công ty Than Miền Trung được thành lập năm 1976 trực thuộc Tổng Công ty cung ứng than Việt Nam, làm nhiệm vụ cung ứng than theo kế hoạch của Nhà nước cho nhu cầu sản xuất và đời sống tại khu vực miền Trung, Tây Nguyên. Trong quá trình phát triển, Công ty đã nhiều lần sắp xếp lại tổ chức và đổi tên. Đến năm 1995, khi Chính Phủ tổ chức lại ngành Than, thì các công ty đã tách ra trước đây cùng sát nhập lại thành tên mới là Công ty Chế biến và Kinh doanh Than Miền Trung trực thuộc Tổng Công ty Than Việt Nam. Năm 1997, Công ty đổi tên thành Công ty Than Miền Trung.
Thực hiện chính sách của Nhà nước về cổ phần hoá doanh nghiệp và Quyết định số 222/2003/QĐ-BCN ngày 17/12/2003 của Bộ trưởng Bộ Công nghiệp, ngày 26/12/2003, các cổ đông sáng lập đã tiến hành Đại hội cổ đông, thành lập CÔNG TY CỔ PHẦN THAN MIỀN TRUNG. Năm 2007, Công ty mang tên thành CÔNG TY CỔ PHẦN THAN MIỀN TRUNG - TKV. Năm 2011, Công ty đổi tên thành CÔNG TY CỔ PHẦN THAN MIỀN TRUNG - VINACOMIN.
Thời điểm niêm yết/Đăng ký giao dịch: ngay 05 tháng 4 năm 2011.
b) Công ty là công ty con của Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam, do Tập đoàn chi phối thông qua tỷ lệ nắm giữ cổ phần chi phối tại Công ty và thương hiệu của Tập đoàn.
3.
Ngành nghề kinh doanh.
a) Ngành nghề kinh doanh (chiếm trên 10% doanh thu trong hai năm gần nhất)
Chế biến, kinh doanh than;
b) Địa bàn kinh doanh:
Công ty cổ phần Than Miền Trung - VINACOMIN có thị trường tiêu thụ ổn định với 95% tổng giá trị sản phẩm được mua từ các đơn vị trong Tập đoàn Than- Khoáng sản Việt Nam và 100% tổng giá trị sản phẩm tiêu thụ tại địa bàn các tỉnh miền Trung-Tây Nguyên. Công ty đã xây dựng và phát triển 6 Xí nghiệp, Chi nhánh trải dài khắp các tỉnh thành khu vực miền Trung. Công ty cũng thành lập các Trạm, các Cửa hàng thuộc các Xí nghiệp để thực hiện nhiệm vụ nhập hàng, chế biến và trực tiếp tiêu thụ theo kế hoạch.
4. Thông tin về mô hình quản trị, tổ chức kinh doanh, bộ máy quản lý.
Đại hội đồng cổ đông
Đại hội đồng cổ đông gồm tất cả cổ đông có quyền biểu quyết, là cơ quan quyết định cao nhất của Công ty Cổ phần. ĐHĐCĐ họp thường niên hoặc bất thường, tổ chức ít nhất mỗi năm một lần, quyết định chiến lược phát triển của Công ty, kế hoạch sản xuất kinh doanh hàng năm, thông qua nghị quyết các vấn đề như bổ sung và sửa đổi Điều lệ, loại cổ phần và số lượng cổ phần phát hành, mức cổ tức chi trả cho cổ đông hàng năm, thù lao cho các thành viên Hội đồng quản trị và Ban kiểm soát,... Đại hội đồng cổ đông có quyền bầu, bãi nhiệm thay thế thành viên Hội đồng quản trị và Ban kiểm soát.
Hội đồng quản trị
Là cơ quan quản lý Công ty do Đại hội đồng cổ đông bầu ra, có toàn quyền nhân danh Công ty để quyết định mọi vấn đề quan trọng liên quan đến mục đích, quyền lợi của Công ty, trừ những vấn đề thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng Cổ đông. Hội đồng quản trị có quyền và nghĩa vụ giám sát Giám đốc và những người quản lý khác trong Công ty. Quyền và nghĩa vụ của Hội đồng quản trị do pháp luật và Điều lệ Công ty, các Quy chế nội bộ của Công ty và Nghị quyết Đại hội đồng cổ đông quy định, cụ thể có quyền quyết định, chỉ đạo thực hiện kế hoạch phát triển sản xuất kinh doanh và ngân sách hàng năm, xác định các mục tiêu hoạt động và mục tiêu chiến lược trên cơ sở Đại hội đồng cổ đông thông qua, đề xuất mức chi trả cổ tức hàng năm. Hội đồng quản trị có quyền bổ nhiệm và bãi nhiệm Giám đốc điều hành và các cán bộ quản lý khác.
Sơ đồ tổ chức Công ty cổ phần Than Miền Trung -
VINACOMIN
:
Ban Kiểm soát
Do Đại hội đồng cổ đông bầu ra, có trách nhiệm kiểm tra, kiểm soát các báo cáo tài chính hàng năm, 6 tháng, hàng quý, các vấn đề kiểm toán và các vấn đề liên quan đến hoạt động của Công ty, bảo vệ quyền lợi cổ đông theo luật pháp và Điều lệ Công ty. Ban Kiểm soát hoạt động độc lập với Hội đồng quản trị và Ban giám đốc.
Ban giám đốc
Điều hành toàn bộ các hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty, chịu trách nhiệm trước Đại hội đồng cổ đông, HĐQT và pháp luật về kết quả hoạt động của mình. Xác định cơ cấu tổ chức, trách nhiệm và quyền hạn của các đơn vị trực thuộc, các cấp quản lý trong Công ty. Xây dựng kế hoạch sản xuất dài hạn và hàng năm, các phương án kinh doanh, các dự án đầu tư mới, các phương án liên doanh, liên kết trình Hội đồng quản trị và Đại hội đồng cổ đông phê duyệt.
Phòng Tổ chức - Hành chính
- Tham mưu cho Hội đồng quản trị, ban giám đốc về các lĩnh vực: Tổ chức cán bộ, lao động tiền lương, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, thanh tra, kiểm tra và giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo, công tác pháp chế, quản trị hành chính, thi đua khen thưởng, kỷ luật.
- Xây dựng quy hoạch cán bộ, tổ chức thực hiện kế hoạch tuyển dụng, đào tạo, đào tạo lại, bồi dưỡng thi tay nghề nâng bậc.
- Xây dựng kế hoạch lao động, tiền lương hàng năm, thực hiện các chế độ, chính sách theo quy định của Nhà nước. Tổ chức quản lý tốt lực lượng lao động toàn Công ty.
- Phối hợp với Công đoàn phát động phong trào thi đua, tổng kết khen thưởng kịp thời, chính xác, tham mưu xử lý các vụ việc vi phạm kỷ luật theo quy định hiện hành
- Thực hiện công tác văn thư lưu trữ đúng quy định, quản lý tốt kho lưu trữ tài liệu.
- Hàng năm xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện kế hoạch chi phí hành chính của văn phòng Công ty, xây dựng văn hoá trong doanh nghiệp, trong hội họp, tiếp khách.
Phòng Kế hoạch - Kỹ thuật
- Tham mưu cho Hội đồng quản trị, ban giám đốc về các lĩnh vực: Công tác kế hoạch, công tác thu mua, vận tải, phân phối hàng hoá; công tác chế biến, tiêu thụ than; công tác đầu tư, xây dựng cơ bản; công tác an toàn, môi trường; công tác thống kê.
- Lập kế hoạch sản xuất kinh doanh hàng kỳ, hàng năm.
- Nghiên cứu, xây dựng các dự án đầu tư, phát triển; nghiên cứu, quản lý, sử dụng có hiệu quả tối đa nguồn lực cơ sở vật chất trang thiết bị hiện có của Công ty.
- Xây dựng các định mức kinh tế, kỹ thuật, định mức tiêu hao nguyên vật liệu, định mức sửa chữa, bảo dưỡng thiết bị, dự trữ nguyên nhiên vật liệu.
Phòng Tài chính - Kế toán
- Tham mưu cho Hội đồng quản trị, ban giám đốc trong lĩnh vực kế toán và tài chính. Thực hiện các chế độ về kế toán, tài chính doanh nghiệp theo pháp luật quy định
.
- Theo dõi ghi chép, thống kê, cập nhật hoá đơn, chứng từ để hạch toán kế toán.
- Định kỳ tổng hợp và phân tích tình hình hoạt động kinh tế của Công ty báo cáo Hội đồng quản trị, ban giám đốc.
- Theo dõi, phản ánh chính xác, kịp thời, liên tục có hệ thống tình hình tiền vốn, chi phí sản xuất, kết quả lỗ lãi, các khoản thanh toán, nộp ngân sách.
- Thông qua kết quả thực hiện kế hoạch tài chính hàng năm, xây dựng kế hoạch tài chính, vốn, phí,... đảm bảo sử dụng vốn hợp lý, tiết kiệm nhằm tăng lãi.
- Tiến hành tự kiểm tra định kỳ công tác Tài chính - Kế toán ở các đơn vị trực thuộc.
Các xí nghiệp than trực thuộc
Công ty cổ phần Than Miền Trung có 6 đơn vị trực thuộc. Các đơn vị có tư cách pháp nhân không đầy đủ, hạch toán phụ thuộc và hoạt động theo phân cấp ủy quyền. Bao gồm:
-
Xí nghiệp than Quảng Bình
Địa chỉ: 40 Lê Quý Đôn, TP Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình
Điện thoại: 052. 3840 944 Fax: 052. 3828 062
-
Xí nghiệp than Huế
Địa chỉ: TT Thuận An, Huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên - Huế
Điện thoại: 054. 3866 034 Fax: 054. 3956 114
-
Xí nghiệp than Đà Nẵng
Địa chỉ: Phường Hoà Hải, quận Ngũ Hành Sơn, Tp. Đà Nẵng
Điện thoại: 0511. 3968 883 Fax: 0511. 3969 388
-
Xí nghiệp than Nam Ngãi
Địa chỉ: Xã Điện Thắng Nam, huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam
Điện thoại: 0510. 3869 603 Fax: 0510. 3769 113
-
Xí nghiệp than Quy Nhơn
Địa chỉ: Phường Nhơn Phú, Tp. Quy Nhơn, tỉnh Bình Định
Điện thoại: 056.3514 097 Fax: 056. 3514 089
-
Xí nghiệp than Nha Trang
Địa chỉ: 119. Lý Nam Đế, Tp. Nha Trang, tỉnh Khánh Hoà
Điện thoại: 058. 3881 058 Fax: 058. 3882 418
Công ty cũng thành lập các trạm, các cửa hàng thuộc các xí nghiệp để thực hiện nhiệm vụ nhập hàng, chế biến và trực tiếp tiêu thụ theo kế hoạch của các xí nghiệp.
Nhiệm vụ của các Xí nghiệp:
- Thực hiện nhiệm vụ thu mua, chế biến và bán than cho các đơn vị sản xuất công nghiệp có nhu cầu nhiên liệu than, phục vụ nhu cầu chất đốt sinh hoạt cho nhân dân và làm dịch vụ giao nhận than các các hộ lớn theo địa bàn được phân công.
- Quản lý cơ sở vật chất, các chi phí định mức của đơn vị.
- Quản lý chất lượng sản phẩm.
- Quản lý các trạm, các cửa hàng trực thuộc xí nghiệp.
5. Định hướng phát triển.
a. Các mục tiêu chủ yếu của Công ty:
Phấn đấu phát triển bền vững; nâng cao hiệu quả kinh doanh; đáp ứng đầy đủ nhu cầu ngày càng tăng thêm của khách hàng; phát triển toàn diện về người lao động.
b. Chiến lược phát triển trung và dài hạn:
Năm 2011, Công ty điều chỉnh chiến lược phát triển, từ xu hướng kinh doanh đa ngành nghề chuyển sang ưu tiên phát triển theo chiều sâu. Đối với hoạt động kinh doanh chính là chế biến, kinh doanh than. Công ty chú trọng đầu tư tăng năng lực sản xuất, đầu tư xây dựng các kho than phục vụ công tác kinh doanh và chế biến, nâng cấp than. Ổn định tốc độ tăng trưởng doanh thu, giá trị sản xuất và lợi nhuận hàng năm.
Công ty tiếp tục đầu tư cho nguồn nhân lực, coi đây là nhân tố quyết định cho sự thành công của doanh nghiệp, trong đó, nâng cao chất lượng tuyển dụng, thực hiện công tác quy hoạch- đào tạo, xây dựng một đội ngũ lao động làm việc chuyên nghiệp, có kỷ luật cao đi đôi với việc giải quyết tốt chế độ cho người lao động để người lao động an tâm, gắn bó với doanh nghiệp.
c) Các mục tiêu đối với môi trường, xã hội và cộng đồng của Công ty.
- Trong năm năm tiếp theo, Công ty thực hiện di dời xong các Kho than đến các địa điểm mới theo quy hoạch của các Địa phương xây dựng các nhà tiền chế để chứa than và chế biến than, hạn chế đến mức thấp nhất sản lượng than để ngoài trời. Bê tông hóa nền kho, đường vào kho. Sử dụng tối đa diện tích trồng cây xanh theo thiết kế, vv...
- Trang bị các máy móc thiết bị tiên tiến nhằm giải phóng sức người, đồng thời bảo đảm cho người lao động làm việc tron môi trường có tiếng ồn, độ rung, nhiệt độ, vv ở mức thấp nhất.
- Tạo việc làm cho lao động ở địa phương, tham gia đóng góp vào sự phát triển và an sinh của cộng đồng dân cư nơi các Chi nhánh đóng chân.
6. Các rủi ro.
Công ty Cổ phần Than Miền Trung là công ty con của Tập đoàn Công nghiệp Than -Khoáng sản Việt Nam, hoạt động theo luật doanh nghiệp với các lĩnh vực kinh doanh chính là chế biến, kinh doanh than tại khu vực miền Trung, Tây Nguyên. Do đặc thù của ngành nghề và phạm vi hoạt động nên hoạt động kinh doanh của Công ty chịu ảnh hưởng của các rủi ro sau:
a) Rủi ro về kinh tế là những thay đổi nội tại của nền kinh tế cùng với sự thay đổi chính sách tài chính và tiền tệ làm ảnh hưởng trực tiếp đến tình hình hoạt động của Công ty.
Ngành than đóng vai trò là ngành kinh tế trọng điểm cung cấp nhiên liệu hoạt động cho hầu hết các ngành khác. Vì vậy, những biến động của kinh tế của thế giới, quốc gia hay thay đổi về chiến lược phát triển kinh tế của vùng, địa phương đều có ảnh hưởng đến ngành than, trực tiếp hoặc gián tiếp thông qua các ngành vốn là khách hàng tiêu thụ của ngành than. Khi nền kinh tế phát triển, nhu cầu sản phẩm của các ngành vốn là khách hàng của ngành than tăng trưởng nhanh chóng nên nhu cầu than và các sản phẩm công nghiệp than tăng lên tương ứng. Ngược lại, khi nền kinh tế lâm vào khủng hoảng, mức cầu của ngành than giảm sút nên doanh thu và lợi nhuận của Công ty sẽ bị giảm sút t ương ứng.
Tuy nhiên, trong thời gian qua, nhu cầu về than trên thị trường trong nước và quốc tế đang rất lớn, và được sự ưu đãi về thuế và các chính sách của chính phủ nên hoạt động của ngành than ít chịu rủi ro do biến cố của thị trường tiền tệ.
b) Rủi ro về luật pháp là những thay đổi trong hệ thống các văn bản luật trực tiếp hoặc gián tiếp điều chỉnh hoạt động của Công ty.
Để tăng cường hiệu quả quản lý cũng như tạo hành lang pháp lý cho các doanh nghiệp tăng trưởng và phát triển, Nhà nước đã thực hiện ban hành một loạt các hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật nhằm điều chỉnh hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp, phù hợp với nhu cầu phát triển của xã hội.
Hoạt động của Công ty cổ phần Than Miền Trung chịu ảnh hưởng của Luật doanh nghiệp, các văn bản pháp luật về chứng khoán và thị trường chứng khoán sau khi công ty đăng ký giao dịch trên Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội. Luật và các văn bản dưới luật trong lĩnh vực chứng khoán đang trong quá trình hoàn thiện, sự thay đổi về mặt chính sách luôn có thể xảy ra, ảnh hưởng đến hoạt động quản trị và kinh doanh của doanh nghiệp.
Công ty cổ phần Than Miền Trung thực hiện sản xuất và kinh doanh than nên sẽ chịu tác động gián tiếp từ Luật khoáng sản về khai thác than. Bất kỳ một sự thay đổi nào các văn bản pháp luật, các quy định chính sách của Luật khoáng sản cũng sẽ ảnh hưởng đến tình hình hoạt động của Công ty.
c) Rủi ro về chính sách
Công ty Cổ phần Than Miền Trung là công ty con của Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam nên kế hoạch sản lượng, doanh thu phải được Tập đoàn thông qua từng năm. Bên cạnh đấy, thị trường tiêu thụ của Công ty được phân công trên nguyên tắc quyết định tiêu thụ và quản lý nguồn hàng của Tập đoàn. Do đó, các chính sách kinh doanh và định hướng chiến lược phát triển chung của Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam sẽ tạo thuận lợi hoặc gây khó khăn đối với sự phát triển của Công ty.
Hiện nay, nhu cầu tiêu thụ than trong nước là rất lớn, cộng với chiến lược an ninh năng lượng quốc gia nên chính sách của Chính phủ và Tập đoàn sẽ ưu tiên tiêu thụ than trong nước, giảm dần xuất khẩu. Và theo dự báo đến năm 2015, Việt Nam sẽ bắt đầu phải nhập khẩu than. Hiện tại, giá bán than nội địa của Việt Nam thấp hơn nhiều so với giá than quốc tế. Với sự thay đổi về nhu cầu than và chính sách năng lượng, chắc chắn giá than có nhiều biến động.
Giá than bán cho các hộ tiêu thụ lớn trong nước khác như xi măng, giấy, phân bón đã được điều chỉnh theo giá thị trường đảm bảo không thấp hơn giá xuất khẩu quá 10%. Những yếu tố này sẽ có tác động tích cực đến lợi nhuận của Công ty trong tương lai.
d)
Rủi ro về môi trường tự nhiên
Ngành công nghiệp than phụ thuộc rất nhiều vào các yếu tố về môi trường tự nhiên. Bất kỳ một sự biến động nào của môi trường tự nhiên cũng đều tác động đến chất lượng sản phẩm than như: sự biến động về địa chất, quy hoạch khai thác vùng chưa ổn định...Chất lượng than ngày càng giảm là yếu tố tác động tiêu cực đến hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh ngiệp ngành than.
Than là nguồn khoáng sản tự nhiên và không thể tái sinh. Việt Nam với công nghệ khai thác còn sơ khai cộng thêm việc khai thác bừa bãi đã làm cho trữ lượng than ngày càng giảm sút đáng kể, tốc độ khai khác nhanh hơn tốc độ thăm dò. Việt Nam sẽ phải nhập khẩu than trong tương lai gần nếu không có kế hoạch khai thác và quản lý nguồn than hợp lý.
e) Rủi ro cạnh tranh
Hầu hết các công ty hoạt động trong ngành than đều chịu sự quản lý và điều tiết của Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam nên hầu không có sự cạnh tranh về sản phẩm và thị trường giữa các công ty than trong nước. Hiện tại, trong lĩnh vực chế biến và kinh doanh than có các công ty tham gia: Công ty CP Kinh doanh than Cẩm Phả, công ty CP Than Miền Bắc , công ty CP Than Miền Nam và công ty CP than Miền Trung, Tổng công ty Đông Bắc, Công ty CP Đầu tư và Dịch vụ, vv.... Phân vùng tiêu thụ sản phẩm của Công ty CP Than Miền Trung là các tỉnh miền Trung từ Quảng Bình đến Bình Thuận và các tỉnh Tây Nguyên, nhưng Tập đoàn cũng phân chia lại thi trường mienf Trung- Tây Nguyên cho các công ty nêu trên .
Tuy nhiên, các công ty than trong nước phải đối mặt với tình trạng khai thác, vận chuyển và buôn bán than lậu từ các doanh nghiệp hay hộ cá thể. Than được ví như vàng đen nên những khoản siêu lợi nhuận từ hoạt động khai thác, buôn bán, xuất khẩu than trái phép đã làm mờ mắt nhiều người. Với hoạt động sản xuất kinh doanh trái phép, tránh thuế, bất chấp hủy hoại môi trường và tính mạng con người nên nguồn than lậu có giá bán rẻ hơn nhiều so với giá bán của các công ty than hoạt động hợp pháp. Điều này đã đặt ra tình trạng tiến thoái lưỡng nan cho các công ty than. Nếu giảm giá bán để cạnh tranh với giá than lậu thì doanh thu của các công ty than không đủ bù đắp chi phí, mà giữ nguyên giá thì hàng tồn kho sẽ tăng cao. Đứng riêng góc độ mỗi công ty không thể nào hạn chế được tình trạng này mà đòi hỏi phải có sự hợp tác quản lý chặt chẽ của cả Tập đoàn, chính quyền địa phương và các lực lượng chức năng.
Bên cạnh đấy, áp lực cạnh tranh từ sản phẩm thay thế đã, đang và sẽ tác động đến hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp ngành than. Với mục đích sử dụng là tạo ra năng lượng nhiệt, do vậy hiện nay có rất nhiều sản phẩm có thể thay thế được cho than như dầu khí, điện, gỗ, năng lượng mặt trời, và đặc biệt là năng lượng nguyên tử. Do đó nếu giá than quá cao nhiều doanh nghiệp cũng sẽ chuyển sang dùng nguồn năng lượng khác vì thế cạnh tranh với các sản phẩm năng lượng thay thế là rất cao.
f) Rủi ro khác.
Hoạt động ngành than chịu sự tác động rất lớn về điều kiện tự nhiên. Nước ta nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới nên lượng mưa hàng năm rất lớn, mưa lớn tràn qua các tầng khai thác trên cao cuốn theo bùn đất, than xuống đáy mỏ. Điều này gây khó khăn cho hoạt động khai thác than và giảm chất lượng than cung cấp. Hoạt động kinh doanh của Công ty chịu ảnh hưởng của nguồn nguyên liệu than đầu vào, cho nên sự thay đổi điều kiện tự nhiên dẫn đến sự biến động doanh thu, lợi nhuận của Công ty theo mùa.
II.
TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG TRONG NĂM.
1.
Những nét nổi bật của kết quả hoạt động trong năm 201
2
Để thực hiện nhiệm vụ do Đại hội đồng cổ đông thông qua năm 2012, Giám đốc Công ty đã điều hành hoạt động kinh doanh một cách linh hoạt bằng nhiều biện pháp hiệu quả liên quan đến thị trường, đầu tư, lao động, tài chính, quản trị tốt chi phí... nhằm ứng phó với tình hình thực tế, duy trì và ổn định hoạt động kinh doanh trong giai đoạn khó khăn, đảm bảo quyền lợi của cổ đông, thu nhập của người lao động và thực hiện nghĩa vụ với Nhà nước.
a. Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty năm 2012.
Những khó khăn về tài chính của khách hàng đã ít nhièu tác động đến hoạt đọng kinh doanh của Công ty; nhiều khách hàng khó khăn trong thanh toán, một số khác sản xuất cầm chừng, vv.... Phía Công ty đã thực hiện nhiều biện pháp tiết kiệm chi phí, điều động hàng hoá để có mức tồn kho tại các đơn vị ở mức hợp lý, thực hiện khoán vốn lưu động, quản lý lưu chuyển tiền tệ, vv... Song song với biến pháp tài chính, Công ty tiếp tục thực hiện các biện pháp về tiêu thụ, như nâng cao chất lượng hàng hoá, chất lượng dịch vụ nhằm đáp ứng đầy đủ nhu cầu ngày càng cao của khách hàng.
Thị phần của Công ty phát triển và ổn định, năng lực cạnh tranh được nâng lên rõ rệt. Chất lượng đội ngũ cán bộ, nhân viên của Công ty ngày càng được hoàn thiện; hệ thống kho bãi, cơ sở vật chất- kỹ thuật, khả năng tài chính đủ để phát triển và nâng cao chất lwongj kinh doanh trong những năm tiếp theo.
Tình hình tài chính của Công ty được đánh giá là minh bạch. Công ty thực hiện tốt công tác quản lý chi phí trên cơ sở tiết kiệm và đúng chế độ tài chính, quản lý chặt chẽ các định mức kinh tế, kỹ thuật, khoán vốn lưu động, duy trì hàng tồn kho ở mức hợp lý, thực hiện luân chuyển tiền tệ để hạn chế vay vốn ngân hàng và trong thời gian ngắn nhất. Công ty không có nợ quá hạn, các khoản phải thu được quản lý chặt chẽ. Nợ bán hàng vẫn ở trong phạm vi được kiểm soát; chủ động thanh toán nợ mua than với Tập đoàn. Doanh thu và lợi nhuận tăng trưởng cao. Các chỉ tiêu đánh giá tình hình tài chính như: khả năng sinh lời, năng lực hoạt động, mức độ rủi ro về tài chính và khả năng thanh toán đều mang tính tích cực.
a) Tình hình thực hiện so với kế hoạch kinh doanh do Đại hội đồng cổ đông thông qua.
Số
TT
Chỉ tiêu
Đơn vị tính
Kế hoạch năm 2012
Thực hiện năm 2012
Tỷ lệ %
1
Chỉ tiêu về sản lượng
- Thu mua
1 000 tấn
500
492
98
- Tiêu thụ
1 000 tấn
500
510
102
2
Doanh thu
Tr. đồng
923 451
1 179 413
128
3
Giá vốn hàng hoá bán ra
Tr. đồng
823 929
1 071 417
129
4
Giá trị sản xuất
Tr. đồng
90 612
107 996
119
5
Tổng chi phí trong kỳ
Tr. đồng
74 112
90 719
122
5.1
Chi phí trung gian
Tr. đồng
36 962
47 633
129
5.2
Giá trị gia tăng
Tr. đồng
37 150
43 086
122
- Khấu hao TSCĐ
Tr. đồng
3 000
4 789
160
- Tiền lương
Tr. đồng
31 850
35 774
112
- Bảo hiểm
Tr. đồng
1 500
1 940
129
- Thuế trong giá thành
Tr. đồng
800
583
73
6
Lợi nhuận trước thuế
Tr. đồng
16 500
17 277
105
7
Cổ tức (đề xuất)
%
15
15
100
8
Lao động và thu nhập
- Lao động
Người
215
215
100
- Đơn giá TL/GTSX
Đ/1000 đ
351
351
100
- Tiền lương BQ/ ng/ tháng
1000 đồng
12 345
13 866
112
Trình độ chuyên môn,
nghiệp vụ
Số lượng (người)
Tỷ lệ %
Đại học
47
21,0
Cao đẳng
7
3,2
Trung học
14
6,5
Khác
147
68,3
Tổng số
215
100
Chính sách đối với người lao động:
v Chính sách trả lương
Công ty Công ty cổ phần Than Miền Trung - VINACOMIN chi trả lương cho cán bộ công nhân viên Công ty theo đơn giá tiền lương do Hội đồng quản trị phê duyệt trên cơ sở Kế hoạch phối hợp kinh doanh với Tập đoàn Than- Khoáng sản Việt Nam. Đồng thời Công ty đã ban hành Quy chế quản lý và phân phối tiền lương tiền thưởng. Quy chế này ban hành nhằm cụ thể hóa mức lương, thưởng cho từng CBCNV theo cấp bậc công việc, năng suất, chất lượng, hiệu quả công việc, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ. Nhờ đó đã khuyến khích người lao động không ngừng nâng cao tay nghề và hiệu quả làm việc.
v Chính sách bảo hiểm
Công ty đã thực hiện đầy đủ các chế độ bảo hiểm và các chế độ khác có liên quan đến người lao động theo qui định bao gồm: Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm y tế, Bảo hiểm thất nghiệp, trợ cấp nghỉ việc, khám bệnh định kỳ.
v Chính sách khác
Công ty luôn quan tâm đến đời sống tinh thần của người lao động thông qua các hoạt động như: tham quan, du lịch trong và ngoài nước, thi đấu thể thao, hội diễn văn nghệ, thăm hỏi ốm đau, hiếu, hỷ,... Hằng năm, Công ty duy trì tổ chức các hoạt động kỷ niệm các ngày lễ trọng đại của đất nước, như: ngày Lễ Chiến Thắng, ngày Quốc tế lao động, Quốc khánh 2/9, Quốc tế phụ nữ 8/3, ngày Thương binh liệt sĩ 27/7, ngày Quốc tế thiếu nhi 1/6,...
3. Tình hình đầu tư, tình hình thực hiện các dự án.
a) Năm 2012, Công ty thực hiện kế hoạch đầu tư 10.917 triệu đồng, đạt 37,2% kế hoạch.
Về kết cấu vốn đầu tư: Đầu tư xây dựng cơ bản: 10.555 triệu đồng; mua sắm máy móc, thiết bị: 362 triệu đồng. Vè nguồn vốn: Vốn khấu hao: 3.000 triệu đồng, vốn đầu tư phát triển: 8.917 triệu đồng.
Các chỉ tiêu đánh giá tình hình tài chính như: khả năng sinh lời, năng lực hoạt động, mức độ rủi ro về tài chính và khả năng thanh toán đều mang tính tích cực.
4. Tình hình tài chính:
a) Kết quả kinh doanh:
Đvt: Đồng
Chỉ tiêu
Năm 2011
Năm 2012
% tăng, giảm
Tổng giá trị tài sản
191 139 967 904
202 529 844 614
105.96
Doanh thu thuần
1039 223 645 688
1179 413 259 063
113.49
Lợi nhuận từ hoạt dộng kinh doanh
27 697 974 704
16 760 599 456
60.51
Lợi nhuận khác
500 239 923
517 079 069
103.37
Lợi nhuận trước thuế
28 198 214 627
17 277 678 525
61.27
Lợi nhuận sau thuế
21 155 785 970
12 916 961 484
61.06
Tỷ lệ lợi nhuận trả cổ tức
20%
15%
75.00
b) Các chỉ tiêu tài chính chủ yếu:
Chỉ tiêu
Đvt
Năm 2011
Năm 2012
1. Chỉ tiêu về khả năng thanh toán
Lần
+ Hệ số thanh toán ngắn hạn
1.22
1.19
(TSLĐ/Nợ ngắn hạn)
+ Hệ số thanh toán nhanh
0.48
0.67
(TSLĐ-Hàng tồn kho)/Nợ ngắn hạn
2. Chỉ tiêu về cơ cấu vốn
Lần
+ Hệ số nợ/Tổng tài sản
0.69
0.68
+ Hệ số nợ/Vốn chủ sở hữu
2.2
2.12
3. Chỉ tiêu về năng lực hoạt động
+ Vòng quay vốn tồn kho
Vòng
14.46
13.88
(Giá vốn hàng hóa/Hàng tồn kho bình quân)
+ Doanh thu thuần/Tổng tài sản
Lần
5.45
5.83
4. Chỉ tiêu về khả năng sinh lời
%
+ Hệ số lợi nhuận sau thuế/DT thuần
2.03
1.09
+ Hệ số lợi nhuận sau thuế/Vốn CSH
35.3
19.85
+ Hệ số lợi nhuận sau thuế/Tổng tài sản
11.07
6.38
+ Hệ số lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh/Doanh thu thuần
2.67
1.42
5. Cơ cấu cổ đông,
thay đổi về vốn
đầu tư của chủ sở hữu
:
a) Cổ phần.
Hiện tại, cổ phiếu của Công ty cổ phần Than Miền Trung - VINACOMIN được lưu ký tập trung tại Trung tâm Lưu ký Chứng khoán Việt Nam với mã chứng khoán là CZC, cổ phiếu Công ty đã được giao dịch tại Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội. Năm 2012, vốn cổ đông và vốn góp không có thay đổi đáng kể.
Tổng số cổ phiếu theo từng loại:
+ Cổ phần phổ thông: 2.667.900 cổ phiếu
+ Cổ phần ưu đãi: không có
Tổng số trái phiếu đang lưu hành theo từng loại: không có
Tổng số cổ phiếu đang lưu hành theo từng loại:
+ Cổ phần phổ thông: 2.667.900 cổ phiếu
+ Cổ phần bị hạn chế chuyển nhượng: không có
b) Cơ cấu cổ đông.
Cổ đông là tổ chức, cổ đông là cá nhân
+ Cổ đông là tổ chức: Tập đoàn Công nghiệp Than- Khoáng sản Việt Nam: nắm giữ 1.874.100 cổ phần, chiếm 70,15%;
+ Cổ đông là cá nhân nắm giữ 793.800 cổ phần, chiếm 29,85%.
Cổ đông lớn, nhỏ:
+ Cổ đông lớn: Tập đoàn Công nghiệp Than- Khoáng sản Việt Nam: nắm giữ 1.874.100 cổ phần, chiếm 70,15%;
+ Cổ đông nhỏ: gồm 133 người nắm giữ 793.800 cổ phần, chiếm 29,85%.
Cổ đông trong nước, cỏ đông nước ngoài
+ Cổ đông trong nước: 134 cổ đông, nắm giữ 2.667.900 CP,
+ Cổ đông nước ngoài: không có.
Cổ đông nhà nước, cổ đông khác
+ Cổ đông nhà nước: Tập đoàn Công nghiệp Than- Khoáng sản Việt Nam: nắm giữ 1.874.100 cổ phần, chiếm 70,15%
+ Cổ đông khác: nắm giữ 793.800 cổ phần, chiếm 29,85%.
c) Tình hình thay đổi vốn đầu tư của chủ sở hữu: Không có
d) Giao dịch cỏ phiếu quỹ. Không có.
e) Các chứng khoán khác: Không có.
III. BÁO CÁO VÀ ĐÁNH GIÁ CỦA BAN GIÁM ĐỐC.
1. K
ết quả kinh doanh, đầu tư năm 2012.
a)
Đánh giá k
ết quả
hoạt động sản xuất
kinh doanh.
Năm 2012, Công ty tiêu thụ được 510.072 tấn than, đạt 102% kế hoạch và bằng 102% năm 2011. Trong hoàn cảnh cạnh tranh gay gắt và khách hàng thu hẹp sản xuất do thiếu vốn và hàng tồn kho cao, Công ty đã chủ động giảm giá bán than để kích thích tiêu thụ.
Doanh thu đạt 1.179 tỷ đồng, bằng 128% kế hoạch và bằng 132% so với 2011. Giá trị sản xuất đạt 108 tỷ đồng, bằng 119%, kế hoạch, lợi nhuận trước thuế đạt 17,277 tỷ đồng, bằng 105% kế hoạch. Khấu hao tài sản cố định 4,8 tỷ đồng.
So với năm 2011, giá trị sản xuất chỉ bằng 93%, lợi nhuận chỉ tăng 5%, nguyên nhân chủ yếu là do Công đã định hướng từng giai đoạn để điều hành linh hoạt giá bán than cho phù hợp chủ trương của Chính Phủ và tình hình của thị trường.
Phân loại khả năng thanh toán của khách hàng để chủ động bán hàng. Giảm tối đa chi phí của doanh nghiệp, như chủ động thu mua, duy trì sản lượng hàng tồn kho hợp lý, giảm bán nợ, thực hiện tốt việc lưu chuyển tiên tệ, vv... để giảm dần lãi vay ngân hàng.
Đánh giá chung về hoạt động kinh doanh năm 2012. Mặc dù khối lượng hàng bán ra có tăng hơn năm trước, nhưng mức tăng thiếu tính bền vững, còn phụ thuộc vào tình hình của thị trường, vào tình hình kinh tế của cả nước;mức tăng trưởng về lợi nhuận, doanh thu, tổng tài sản không cao.
b) Về công tác đầu tư.
Giá trị đầu tư thực hiện năm 2012 là 10,917 tỷ đồng, đạt 37,2% kế hoạch. Lý do: một số công trình đầu tư, như đầu tư di dời Kho than Đà Nẵng, di dời Kho than Quy Nhơn chưa tiến hàn được do thủ tục hành chính về đất đai, chi phí đầu tư xây dựng Kho than Nam Ngãi thấp hơn kế hoạch, vv... một số công trình được tạm dừng để tập trung vốn cho kinh doanh mà không ảnh hưởng đến kế hoạch lâu dài.
2.
Phương hướng sản xuất kinh doanh năm 2013.
Trên cơ sở định hướng phát triển Công ty trung và dài hạn, Ban Giám đốc sẽ triển khai thực hiện theo những định hướng, chiến lược đó trong thời gian đến, cụ thể trong năm 2011 tập trung vào những công việc sau đây:
- Hoàn thành tốt các chỉ tiêu kế hoạch kinh doanh năm 2012 do Đại hội đồng thông qua, cụ thể:
Sản lượng than tiêu thụ : 500.000 tấn
Doanh thu : 1.157.700 triệu đồng
Lợi nhuận trước thuế : 18.000 triệu đồng
Cổ tức : từ 15% đến 20%
- Năm 2013, Công ty có kế hoạch đầu tư là: 26,135 tỷ đồng, trong đó tập trung xây dựng các kho than, đổi mới thiết bị nhằm tăng năng lực sản xuất:
Các công trình chuyển tiếp 17,500 tỷ đồng, bao gồm: xây dựng và di dời kho than Ninh Hoà, Quy Nhơn, kho than Điện Thắng, kho than Đà Nẵng.
Các công trình mới 8,635 tỷ đồng, trong đó xây dụng cơ sở vật chất tại các kho than, trang bị thêm thiết bị nâng cao năng lục sản xuất...
3.Tình hình tài chính
a) Tình hình tài sản
- Phân tích tình hình tài sản, biến động tình hình tài sản ( Có phụ lục kèm theo )
IV. ĐÁNH GIÁ CỦA HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ VỀ HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG TY.
1. Đánh giá của Hội đồng quản trị về các mặt hoạt động của Công ty.
Năm 2012, Công ty đã khắc phục khó khăn về thị trường, về chính sách giảm giá, về tài chính, vv... để hoàn thành nhiệm vụ sản xuất kinh doanh do Đại hội đồng cổ đông giao phó. Chủ động điều tiết hàng hóa, sản lượng tồn kho, giá cả và quan hệ với khách hàng. Chất lượng sản phẩm và chất lượng dịch vụ được nâng cao, giữ vững được thị phần của Công ty. Công ty đang tích cực xây dựng cơ sở vật chất nhằm tạo ra sự ổn định lâu dài trong kinh doanh.
Một số công trình đầu tư chưa hoàn thành hoặc chưa chính thức tiến hành là do thủ tục hành chính về đất đai ở địa phương.
Trong một năm thực hiện nhiệm vụ, Hội đồng quản trị đã thực hiện đúng chức trách, quyền hạn theo quy định của Luật Doanh nghiệp, Điều lệ Công ty và Nghị quyết của Đại hội đồng cổ đông. Bảo toàn và phát triển vốn. Từng bước hoàn thiện cơ chế quản lý và hướng các hoạt động của Công ty đạt hiệu quả cao. Giám sát và tạo điều kiện cho Ban Giám đốc hoàn thành nhiệm vụ.
Hội đồng quản trị hoạt động dân chủ, phát huy trí tuệ của tập thể trong lãnh đạo và quản lý Công ty. Hội đồng quản trị xây dựng Nghị quyết đúng quy trình, đúng chức năng và quyền hạn của mình. Các thành viên Hội đồng quản trị làm việc công tâm, đoàn kết và trung thực. Không xẩy ra xung đột nội bộ.
V. QUẢN TRỊ CÔNG TY.
1. Hội đồng quản trị.
a) Danh sách thành viên Hội đồng quản trị.
Chủ tịch Hội đồng quản trị
:
Ông Trần Quang Lai
Ngày tháng năm sinh: 23/7/1955
Quốc tịch: Việt Nam
Địa chỉ thường trú hiện nay: Số 14 Hải Sơn, P. Thanh Bình, Tp. Đà Nẵng
Trình độ chuyên môn: Đại học
Là Thành viên điều hành
Ủy viên Hội đồng quản trị
: Bà
Nguyễn Thị Anh
Ngày tháng năm sinh: 04/6/1961
Quốc tịch: Việt Nam
Địa chỉ thường trú hiện nay: 218/15 Đống Đa, P. Thuận Phước, Tp. Đà Nẵng
Trình độ chuyên môn: Đại học
Là thành viên điều hành
Ủy
viên HĐQT: Ông Phan Văn Thảo
Ngày tháng năm sinh: 25/5/1959
Địa chỉ thường trú hiện nay: 119 D Lý Nam Đế, thành phố Nha Trang, Khánh Hoà
Trình độ chuyên môn: Đại học
Là thành viên độc lập
v
Tỷ lệ sở hữu cổ phần và những thay đổi trong tỷ lệ nắm giữ cổ phần của thành viên HĐQT:
Số lượng cổ phiếu nắm giữ của thành viên HĐQT thay đổi trong năm như sau:
TT
Họ và tên
Chức vụ
Số CP nắm giữ
Tỷ lệ sở hữu CP (%)
31/12/2011
Từ 31/12/2012
1
Trần Quang Lai
Chủ tịch HĐQT
11.700
11.700
0,40
Nguyễn Văn Chín
Thành viên HĐQT
10.800
10.800
0,40
3
Nguyễn Thị Anh
Thành viên HĐQT
10.800
10.800
0,40
4
Lê Bá Đậu
Thành viên HĐQT
6.900
6.900
0,26
5
Phan Văn Thảo
Thành viên HĐQT
6.900
6.900
0,26
b) Các tiểu ban của Hội đồng quản trị: Không có.
c) Hoạt động của Hội đồng quản trị.
Năm 2012, Hội đồng quản trị tổ chức họp 7 lần để bàn bạc và quyets định các vấn đề thuộc thẩm quyền, nhằm quản lý công ty đạt hieuj quả cao nhất. Trong các cuộc họp có 4/5 thành viên tham gia, do ông Lê Bá Đậu mắc bệnh hiểm nghèo và chết tháng 4/2012. Hội đồng quản trị đã có nghị quyết về các nội dung:
- Chuẩn bị chương trình và nội dung đại hội cổ đông,
- Về công tác đầu tư,
- Về quyết toán tiền lương,
- Vay vốn phục vụ kinh doanh,
- Chọn công ty kiểm toán,
- Về công tác nhân sự,
- Xử lý tổn thất về đầu tư góp vốn thành lập Công ty CP Khoáng sản Hà Trung-TKV.
Trong năm, Hội đồng quản trị đã thường xuyên giám sát các hoạt động của Ban Giám đốc và phối hợp với Ban Kiểm soát để chỉ đạo và điều hành nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của Công ty. Hội đồng quản trị có mối quan hệ chặt chẽ với Ban Kiểm soát và Ban Kiểm soát cũng được cung cấp đầy đủ tài liệu các cuộc họp của Hội đồng quản trị; Ban Kiểm soát thường xuyên cung cấp thông tin đến Hội đồng quản trị, Ban Giám đốc và các phòng ban quản lý góp phần hoàn thiện công tác quản lý SXKD ngày càng tốt hơn.
d) Hoạt động của thành viên Hội đồng quản trị độc lập, không điều hành: Không
e) Hoạt động của các tiểu ban: Không.
2. Ban Kiểm soát.
a) Thành viên Ban Kiểm soát.
Trưởng ban kiểm soát: Ông Phạm Xuân Phong
Ngày tháng năm sinh: 12/10/1964
Địa chỉ thường trú hiện nay: Tổ 14 Phường Quan Hoa Quận Cầu Giấy Hà Nội
Trình độ chuyên môn: Cử nhân kinh tế
Thành viên ban kiểm soát: Ông Phạm Trường Bộ
Ngày tháng năm sinh: 03/10/1964
Chỗ ở hiện nay: Dương Khuê, P. Mỹ An, Tp. Đà Nẵng
Trình độ chuyên môn: Đại học
Thành viên ban kiểm soát: Ông Trương Quang Sơn
Ngày tháng năm sinh: 22/11/1962
Địa chỉ thường trú hiện nay: 210 Tăng Bạt Hỗ, thành phố Huế, Thừa Thiên- Huế
Trình độ chuyên môn: Đại học
Số lượng cổ phiếu nắm giữ của thành viên HĐQT thay đổi trong năm như sau:
TT
Họ và tên
Chức vụ
Số CP nắm giữ
Tỷ lệ sở hữu CP (%)
31/12/2010
Từ 31/12/201
2
1
Phạm Xuân Phong
Trưởng Ban
2
Phạm Trường Bộ
Thành viên
6.600
6.600
0,25%
3
Trương Quang Sơn
Thành viên
13.800
13.800
0,52
b) Hoạt động của Ban Kiểm soát.
3. Các giao dịch, thù lao và các khoản lợi ích của Hội đồng quản trị, Ban Giám đốc và Ban Kiểm soát.
a) Tiền lương của thành viên HĐQT, Ban kiểm soát Công ty được trả trên Tổng quỹ lương theo đơn giá giao của Tập đoàn Công nghiệp than- Khoáng sản Việt Nam. Năm 2012 quỹ lương được tập đoàn duyệt là 35.774.000.000 đồng. Được trả lương theo quy chế " Quản lý quản lý và Phân phối tiền lương tiền thưởng trong Công ty " bình quân thu nhập toàn Công ty 166.000.000 đồng/ người / năm.
b) Thù lao của các Thành viên HĐQT, Ban Kiểm soát.
Căn cứ Nghị quyết của Đại hội đồng cổ đông thường niên họp ngày 26/02/2009 về mức phụ cấp của các thành viên Hội đồng quản trị, Ban Kiểm soát, Thư ký Công ty, Công ty đã tiến hành trả phụ cấp năm 2012 như sau:
Mức phụ cấp của thành viên Hội đồng quản trị, thành viên Ban Kiểm soát bằng (=) hệ số lương cấp bậc 2/2 doanh nghiệp hạng I của các chức danh chuyên trách tương ứng của công ty nhà nước nhân (x) mức lương tối thiểu chung do Chỉnh Phủ quy định tại các thời điểm nhân (x) 30%.
Trong đó: hệ số chuyên trách áp dụng để tính phụ cấp của Chủ tịch HĐQT là 7,30. Uỷ viên HĐQT là: 6,31, của Trưởng ban Kiểm soát là 6,31. Uỷ viên Ban Kiểm soát là 5,98. Thư ký Công ty là 5,98.
TT
Chức danh
Số người
Mức phụ cấp năm 2012 cho mỗi người
Số tiền
(đồng)
1
Chủ tịch HĐQT
1
25.666.000
25.666.000
2
Uỷ viên HĐQT
4
22.185.000
72.839.000
3
Trưởng Ban Kiểm soát
1
22.185.000
22.185.000
4
Uỷ viên Ban Kiểm soát
2
21.025.000
42.050.000
Cộng
8
162.715.000
b) Giao dịch cổ phiếu của cổ đông nội bộ.
Theo số liệu của VSD cung cấp và cong bố thông tin, năm 2012 bà Đặng Thị Nguyên Phượng chuyển nhượng cho bà Trần Thị Tú Anh (con gái của Chủ tịch HĐQT) 2000 cổ phần..
c) Hợp đồng hoặc các giao dịch với cổ đông nội bộ. Không có.
Năm 2012, các thành viên HĐQT, Ban Giám đốc và Ban Kiểm soát không có giao dịch nào với Công ty.
d) Việc thực hiện các quy định về quản trị Công ty. Năm 2012, Hội đồng quản trị, Ban Giám đốc và Ban Kiểm soát thực hiện đúng và đầy đủ các quy định của pháp luật, Điều lệ và các quy chế nội bộ của Công ty, chưa để xẩy ra các vi phạm.
VI.
BÁO CÁO TÀI CHÍNH ĐÃ ĐƯỢC KIỂM TOÁN
(Kèm theo phụ lục)
1.
Ý kiến Kiểm toán độc lập:
-Đơn vị kiểm toán độc lập: Công ty TNHH Kiểm toán và Dịch vụ tin học TP Hồ Chí Minh ( Có kèm theo báo cáo trang tiếp theo )
- Các nhận xét đặc biệt: Không có
CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN
& DỊCH VỤ TIN HỌC TP. HCM
Auditing & Informatic Services Company Limited
Office: 142 Nguyễn Thị Minh Khai, Quận 3, thành phố Hồ Chí Minh
Tel: (84.8) 3930 5163 (10 Lines), Fax: (84.8) 39304281
Email:
aisc@aisc.com.vn
Website: www.sisc.com.vn
Số: 02.13.12. BÁO CÁO KIỂM TOÁN VỀ BÁO CÁO TÀI CHÍNH
CHO NĂM TÀI CHÍNH KẾT THÚC NGÀY 31 THÁNG 12 NĂM 2012
Kính gởi: Hội đồng quản trị & Ban Giám đốc
Công ty cổ phần than Miền Trung- Vinacomin.
Chúng tôi đã kiểm toán các báo cáo tài chính gồm Bảng cân đối kế toán ngày 31 tháng 12 năm 2012, Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, báo cáo lưu chuyển tiền tệ và Thuyết minh báo cáo tài chính cho năm tài chính kết thúc ngày 31/ 12/ 2011 được lập ngày 20 tháng 02 năm 2012 của CÔNG TY CỔ PHẦN THAN MIỀN TRUNG-VINACOMIN từ trang 04 đến trang 32 kèm theo.
Việc lập và trình bày các báo cáo tài chính này thuộc trách nhiệm Ban Giám đốc quý Công ty. Trách nhiệm của chúng tôi là căn cứ vào việc kiểm toán để hình thành một ý kiến độc lập về báo cáo tài chính này.
Cơ sở ý kiến.
Chúng tôi đã thực hiện việc kiểm toán theo các chuẩn mực kiểm toán Việt Nam. Các chuẩn mực này yêu cầu công việc kiểm toán lập kế hoạch và thực hiện đẻ có sự đảm bảo hợp lý rằng Báo cáo tài chính không còn chứa đựng các sai sót trọng yếu. Chúng tôi đã thực hiện việc kiểm tra theo phương pháp chọn mẫu và áp dụng các thử nghiệm cần thiết, các bằng chứng xác minh những thông tin trong Báo cáo tài chính; đánh giá việc tuân thủ các chuẩn mực và chế độ kế toán hiện hành, các nguyên tắc và phương pháp kế toán được áp dụng, các ước tính và xét đoán quan trọng của Ban Tổng Giám đốc Công ty cũng như cách trình bày tổng quát các Báo cáo tài chính . Chúng tôi cho rằng công việc kiểm toán đã đưa ra những có sở hợp lý để làm căn cứ cho ý kiến của Chúng tôi.
Ý kiến của Kiểm toán viên.
Theo quan điểm của chúng tôi, xét trên các khía cạnh trọng yếu, các báo cáo tài chính đã phản ảnh trung thực và hợp lý tinhg hình tài chính của CÔNG TY CỔ PHẦN THAN MIỀN TRUNG - VINACOMIN tại ngày 31 tháng 12 năm 2012, cũng như kết quả hoạt động kinh doanh và các luồng lưu chuyển tiền tệ của Công ty cho năm tài chính kết thúc cùng ngày, phù hợp với chuẩn mực, chế độ kế toán Việt Nam hiện hành và các quy định pháp lý có liên quan .
TP HCM , ngày 28 tháng 02 năm 2013
KT. TỔNG GIÁM ĐỐC
KIỂM TOÁN VIÊN PHÓ TỔNG GIÁM ĐỐC
(Nguyễn Thị Hiệp) (Đặng Ngọc Tú)
Số chứng chỉ KTV: 1401/KTV Số chứng chỉ KTV: 0213/KTV
Bộ Tài chính Việt Nam cấp Bộ Tài chính Việt Nam cấp
Nơi nhận:
CÔNG TY CP THAN MIỀN TRUNG
- UBCKNN;
GIÁM ĐỐC
- TTGDCKHN;
- Ban Kiểm soát Cty;
( Đã ký )
- Lưu HĐQT, VT
'
Các tin khác
Báo cáo thường niên 2018
Báo cáo thường niên năm 2017
Báo cáo thường niên năm 2016 - Công ty Cổ phần Than Miền Trung
Báo cáo thường niên năm 2015
Báo cáo thường niên năm 2014
Báo cáo thường niên năm 2013
Báo cáo thường niên năm 2011
Báo cáo thường niên 2010
Tin tức
Biên bản và Nghị quyết Đại hội đồng Cổ đông thường niên 2023
14/04/2023
Ban lãnh đạo công ty
01/02/2023
Thông tin ứng viên BKS nhiệm kỳ 2020-2025
12/04/2022
DỰ THẢO QUY CHẾ QUẢN TRỊ CÔNG TY
29/09/2021
DỰ THẢO QUY CHẾ HOẠT ĐỘNG CỦA HĐQT
29/09/2021
DỰ THẢO ĐIỀU LỆ CÔNG TY
29/09/2021
Biên bản và Nghị quyết Đại hội Cổ đông thường niên 2021
16/04/2021
Thông báo chốt danh sách Cổ đông để thực hiện quyền tham dự Đại hội Cổ đông bất thường 2020
11/11/2020
Danh bạ công ty
01/01/2020
Lịch sử công ty
30/05/2018
Đơn vị thành viên
Xí Nghiệp Than Huế
Xí Nghiệp Than Đông Hà
Xí Nghiệp Than Quy Nhơn
Xí Nghiệp Than Nam Ngãi
Xí Nghiệp Than Chu Lai
Xí Nghiệp Than Quảng Bình
Xí Nghiệp Than Đà Nẵng
Xí Nghiệp Than Nha Trang
Xí Nghiệp Than Cam Ranh
Hình ảnh hoạt động
Hình dep
Cảnh đẹp Miền Trung
Lãnh đạo công ty